MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng?

09-09-2014 - 23:53 PM | Tài chính - ngân hàng

DNNVV năng lực tài chính yếu nên rất dễ tổn thương, vì thế thông thường các ngân hàng phải dùng biện pháp đánh giá gián tiếp thay vì đánh giá trực tiếp.

Theo Nhóm chính sách Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong khi nhiều DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động và giải thể thì cũng xuất hiện nhiều DN ổn định và có nhu cầu mở rộng sản xuất nhưng lại rất khó tiếp cận với nguồn vốn đầu tư – nhất là đối với các DNNVV.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản đảm bảo và lãi suất quá cao (lãi suất thấp nhất hiện nay khoảng 7%/năm)… Vì vậy việc sớm đưa Quỹ phát triển DNNVV sẽ là kênh tài chính quan trọng giúp DNNVV tháo gỡ được nút thắt về vốn hiện nay.

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì việc thành lập Quỹ phát triển DNNVV chỉ là một công cụ hỗ trợ, cần có những phương án thay thế khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay các ngân hàng đang thừa vốn và DN nói chung cũng như DNNVV nói riêng lại đang cần vốn, do đó đây là cơ hội tốt để khơi thông nguồn vốn này.

Đem câu hỏi này đến ông Phạm Quang Thắng – Phó tổng giám đốc ngân hàng Techcombank thì được ông chia sẻ: Ngân hàng nơi ông công tác đã có 10 năm thực hiện công việc tài trợ vốn cho DNNVV từ các chương trình của nước ngoài cũng như trong nước nhưng nhận thấy các DNNVV của Việt Nam thường “vấp” phải một số vấn đề khiến cho DN và ngân hàng rất khó có tiếng nói chung.

Trước hết, thông tin của các DNNVV chưa minh bạch với cách quản lý của cá nhân một người là chủ doanh nghiệp. Do đó, để hiểu về DN thì ngân hàng phải ngồi trực tiếp với chủ DN, kế toán cũng chưa chắc đã nắm được hết tình hình tài chính của DN… Do đó, nếu khi cho vay chỉ đơn thuần xem xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì sẽ rất khó. Các công việc cũng do chủ doanh nghiệp quyết hết, họ không có bộ máy phòng ban, tổ chức nhìn chung là cách quản lý không chuyên nghiệp nên không áp dụng được quy trình cho vay thông thường.

DNNVV năng lực tài chính yếu nên rất dễ tổn thương, thông thường các ngân hàng phải dùng biện pháp đánh giá gián tiếp thay vì đánh giá trực tiếp.

Ông Thắng cũng thẳng thắn, trên thực tế ngân hàng không muốn giữ tài sản đảm bảo của khách hàng. Chẳng hạn như hệ thống dây chuyền máy móc có giữ lại để phát mãi cũng chẳng được bao nhiêu, tài sản bất động sản bán trong bối cảnh hiện nay cũng khó.

“Chưa kể nhiều căn nhà được đưa ra thế chấp lại là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình, làm sao ngân hàng có thể “đuổi” họ ra khỏi nhà được…”

Việc cho vay tín chấp chỉ có thể làm với những doanh nghiệp có doanh thu đều đặn, cam kết đóng doanh thu qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương án kinh doanh, ví dụ như Vietnam Airlines chẳng hạn.

Còn đa phần các DNNVV hiện nay doanh thu bấp bênh, khó kiểm soát nguồn tiền mà phương án kinh doanh lại rõ ràng mà muốn áp dụng cho vay tín chấp thì gần như là đánh đố ngân hàng.

“Trong tổng số 70.000 doanh nghiệp mà Techcombank làm việc thì có tới 68.000 DN thuộc đối tượng DNNVV nhưng thực tế duyệt cho vay chỉ được hơn 20.000 DN” – Ông Thắng chia sẻ thực tế hiện nay tại ngân hàng Techcombank.



Khánh Nhi

trangntm

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên