MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỷ lệ sở hữu chéo tại các ngân hàng hiện nay khoảng 6%

19-03-2014 - 11:56 AM | Tài chính - ngân hàng

Vấn đề sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chia sẻ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính sách điều hành của NHNN, thực trạng các ngân hàng thương mại hiện nay, các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng,…tại Hội nghị Vietnam Acess Day do Viet Capital tổ chức tại Tp.HCM sáng 19/3, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thông báo đến các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình sở hữu chéo tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Theo ông Tú, vấn đề sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh các vấn đề khác của hệ thống ngân hàng hiện tại như thực trạng sức khỏe, tái cấu trúc, nợ xấu,…

Ông Tú cho rằng, vấn đề sở hữu chéo ở các ngân hàng là điều tất yếu trong nền kinh tế trên thế giới. Ngân hàng này có cổ phần ở ngân hàng khác là điều bình thường. Tuy nhiên, vấn đề là ở mức độ như thế nào để đảm bảo an toàn cho hê thống ngân hàng. Hiện nay NHNN đang rất tích cực xử lý vấn đề sở hữu chéo tại các ngân hàng, và có các giải pháp đảm bảo ổn định.

Ông Tú tiết lộ, theo thống kê của ngành ngân hàng tỷ lệ vốn của các tổ chức tín dụng đang sở hữu nhau hiện nay ở mức khoảng 6% tổng vốn điều lệ ở các ngân hàng. Con số này không phải là lớn.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng, ông Tú cũng thừa nhận trong những năm qua do sự trì trệ của nền kinh tế, yếu kém của các ngân hàng, và khó khăn của doanh nghiệp đã tác động đến nền kinh tế, làm nợ xấu tăng lên.

Tuy nhiên, vấn đề xử lý nợ xấu đã được đặt ra, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xử lý vấn đề này. Năm 2013, NHNN đã có 2 giải pháp chính để giải quyết vấn đề. Thứ nhất là thành lập VAMC, đến nay, VAMC đã mua được lượng nợ xấu lớn đạt khoảng 40.000 tỷ đồng mà các ngân hàng thương mại đã bán cho VAMC.

Xem thêm các bài viết khác trong dòng sự kiện

Vietnam Access Day 2014

“Các NH thương mại và tổ chức tín dụng lúc đầu con e ngại bán nợ xấu cho VAMC nhưng hiện nay nhiều ngân hàng tỏ ra khấn khởi và đăng ký bán nợ xấu cho VAMC.VAMC hiện nay đã giao dịch và tiếp xúc nhiều với các NĐT nước ngoài quan tâm đến việc mua các khoản nợ xấu từ VAMC. Đây cũng là một cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.” Ông Tú nói.

Giải pháp thứ hai, đó là Bản thân các ngân hàng thương mại có nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro giảm bớt các chi phí trong hoạt động, đảm bảo không ảnh hưởng kế hoạch tài chính hàng năm của các ngân hàng.

Hai giải pháp trong hệ thống ngân hàng cùng với nhiều giải pháp khác của Chính phủ làm kích cầu, giảm hàng tồn kho, tạo dòng vốn luôn chuyển…làm giảm nợ xấu.

Ông Tú cho biết thêm, năm 2014 NHNN sẽ tâp trung giải quyết sớm tình trạng nợ xấu của các ngân hàng. Đồng thời ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh, giúp cho hệ thống ngân hàng tài chính từng bước lành mạnh.

Trong năm 2014 và những năm tới, ngành ngân hàng định hướng tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, không thắt chặt và cũng không nới lỏng. Với chính sách này nhằm tạo sự ổn định vĩ mô, ổn định lạm phát hỗ trợ vốn cho các DN, tạo điều kiện cho các DN được ưu tiên. Tỷ giá ngoại tệ ngoại hối, quản lý vàng tiếp tục theo hướng được đánh giá là phù hợp, đặc biệt là ổn định giá trị đồng tiền VN.

Về việc tổ chức, cơ cấu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ theo hướng nâng cao năng lực ở mỗi ngân hàng thông qua phương án tái cấu trúc, hạn chế về số lượng ngân hàng.

Kiều Thuật

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên