MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện các Quỹ tài sản nhà nước hậu khủng hoảng

24-10-2010 - 11:08 AM | Tài chính quốc tế

Ba năm trước, họ là mối đe dọa an ninh đối với phương Tây, rồi họ trở thành vị cứu tinh cho các ngân hàng đang chao đảo.

Dù hiện đang bị chỉ trích dữ dội nhưng họ đã bắt đầu gượng dậy.

Không phải Quỹ tài sản nhà nước (Sovereign wealth funds, SWF) nào cũng có một cuộc khủng hoảng tốt.

“Trong hai năm 2007 và 2008, họ đã cho thấy mình vừa chẳng là một mối đe dọa đáng gờm, cũng khó có thể giang tay ra cứu ai,” Edwin Trumna từ Viện kinh tế quốc tế Peterson, tác giả của một cuốn sách mới đây về các SWF, nói.

Dù những vụ việc bị công chúng chỉ trích nặng nề nhất là các vụ đầu tư sai thời điểm vào các đại gia tài chính như Citigroup, Merrill Lynch, Morgan Stanley, Blackstone Group và Barclays, nhưng hậu quả lâu dài nhất lại là bị chính phủ rút vốn.

SWF của Kuwait, Qatar, Nga, Trung Quốc, Kazakhstan và Ireland tổng cộng đã bơm 100 tỷ USD vào các ngân hàng gặp khó khăn ở nội địa cùng các thị trường đang trong cơn bĩ cực. Không loại trừ khả năng các nước sẽ có thêm nhiều đợt “mở két”.

Một số quỹ bị rút vốn là do công luận.

Khi một người dân thường thấy tiền của mình bốc hơi trong các nhà băng phương Tây, ắt họ sẽ phải lên tiếng giận dữ rằng của công đang bị phung phí vào những thương vụ mạo hiểm tại nước ngoài (ít nhất là ở Trung Quốc nơi tâm lý dân tộc chủ nghĩa luôn sẵn sàng dâng cao).

Ví dụ như Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (China Investment Corporation, CIC) sau những khoản đầu tư thất bát vào ngân hàng Mỹ, người ta đồn rằng Bắc Kinh đang gây sức ép buộc quỹ này phải mạo hiểm hơn để cải thiện kết quả kinh doanh ngắn hạn.

Những nhà đầu tư đầy quyền lực này giờ đang cân nhắc lại quan niệm về rủi ro và về quản lý danh mục đầu tư, kết quả của việc này sẽ có ảnh hưởng sâu rộng.

Với quy mô và tiềm năng tăng trưởng của các SWF, điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới mức độ biến động và giá trị của các tài sản tài chính trên toàn cầu cho dù phương Tây ngày càng lo ngại về khía cạnh an ninh.

Ít nhất là cách họ ứng xử kể tử năm 2007 trở lại đây buộc người ta phải nghi ngờ liệu SWF có phải một yếu tố giúp bình ổn thị trường toàn cầu hay không.

Trước khủng hoảng, các SWF lớn với danh mục đầu tư thường tương tự quỹ hưu trí thường là các nhà đầu tư “mua và nắm giữ” với tầm nhìn dài hạn và trong phần lớn các trường hợp là không sử dụng vốn vay.

Tuy vậy, khi khủng hoảng ập tới, nhiều “quỹ dự trữ” này hóa ra lại biến thành các quỹ bình ổn để đối phó với các vấn đề trong hệ thống tài chính kinh tế tại quê nhà.

Vì bất ngờ bị yêu cầu phải tăng tính thanh khoản nên họ buộc phải rút vốn khỏi thị trường quốc tế đúng lúc khủng hoảng đang rất trầm trọng.

Nghiên cứu của ĐH Harvard và Viện công nghệ Massachusetts cho thấy thời điểm đầu tư chẳng phải vấn đề gì mới.

Khảo sát 2.662 quyết định đầu tư của 29 SWF trong giai đonạ 1984-2007 cho thấy họ thường nương theo xu hướng, đầu tư ở trong nước khi giá cổ phiếu trong nước cao hơn rồi lại đầu tư ra nước ngoài khi giá cổ phiếu nước ngoài cao.

Giới chính trị can thiệp vào càng sâu, quỹ càng có nguy cơ mua cao bán thấp.

Một thay đổi nữa là nhiều quỹ đã quyết định đi vay. Trong vòng 2 năm qua, quỹ Mubadala của Abu Dhabi, Mumtalakat của Barain, Temasek của Singapore, Khazana của Malaysia và quỹ con Central Huijin của CIC đã phát hành tổng cộng 30 tỷ USD trái phiếu.

Chưa biết liệu áp lực trả nợ vay có rút ngắn thời gian đầu tư của họ lại hay không vì nhiều quỹ đang đầu tư theo kiểu vốn cổ phần nơi vay mượn là chuyện thường tình.

Thực tế, một số SWF đối phó với khủng hoảng bằng cách dám mạo hiểm hơn, vì họ có khả năng chống chịu tốt hơn nhờ thời gian đầu tư dài.

Với một tổ chức đem tiền đi đầu tư cho các thế hệ tương lai, nắm giữ nhiều trái phiếu siêu an toàn khiến họ phải mất chi phí đảm bảo thanh khoản trong khi lại không thực sự cần. Vì thế cùng với Tập đoàn đầu tư Singapore, Na Uy cũng đã tăng nắm giữ cổ phiếu.

Số khác lại chọn cách giảm chi phí. Năm 2007 các quỹ của Chile đã chuẩn bị giảm lượng nắm giữ các trái phiếu chính phủ ít rủi ro và mua vào trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Nhưng kế hoạch này đã bị đình lại vì thắt chặt tín dụng.

Thay vì cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, các quỹ của quốc gia này nay chỉ có nhiệm vụ của “quỹ bình ổn” với mục đích đối phó với các tác động tới nền kinh tế khi giá đồng có biến động. Ở Nga và Kazakhstan, các SWF cũng đã bớt mạo hiểm hơn.

Dù vậy trong nhiều trường hợp, mục đích đầu tư đã trở nên không rõ ràng.

Các SWF nhìn chung có ba nhiệm vụ chính: “quỹ bình ổn”; quỹ tiết kiệm dài hạn; và phát triển kinh tế. Theo Andrew Rozanov từ Permal Group, người đã nghĩ ra thuật ngữ Quỹ tài sản nhà nước (SWF), đây là “bộ ba bất khả thi” đối với các SWF.

“Một quỹ thuộc sở hữu nhà nước có thể thực hiện thành công hai nhiệm vụ, nhưng cực hiếm quỹ làm được cả ba,” ông nói.

Nhiệm vụ bình ổn yêu cầu phải có các tài sản cực an toàn, cực thanh khoản nhưng lợi suất thấp. Tiết kiệm dài hạn ít yêu cầu về tính thanh khoản hơn, đầu tư rủi ro hơn nên lợi suất thu về cũng cao hơn.

“Hai nhiệm vụ này đi theo hai hướng ngược chiều nhau,” ông Rozanov nói. “Kết quả tồi tệ nhất là chạy theo lợi suất lúc sóng yên biển lặng rồi lãnh đủ rủi ro khi thị trường nổi sóng.”

Khi kết hợp hai nhiệm vụ bình ổn và tiết kiệm dài hạn, ví dụ như tại Abu Dhabi Investment Authority và GIC của Singapore, các quỹ lớn đến nỗi họ có thể phân bổ tài sản có tính thanh khoản cao cả với mục đích đầu tư dài hạn và quản lý tài sản.

Ngược lại trong trường hợp của Ireland và Kazakhstan, khủng hoảng tài chính buộc các quỹ phải thực thi toàn bộ ba chức năng, bao gồm cả phát triển kinh tế, nhiệm vụ mà bản chất rủi ro và kém thanh khoản của nó đi ngược với nhiệm vụ bình ổn.

Ông Rozanov cho rằng như thế không thể bền được.

Có lẽ câu đố hóc búa nhất nhiều quỹ từng đối mặt là không thể rút vốn. Chính phủ có thể gọi tiền về bất kỳ lúc nào nên các SWF phải tìm ra các tài sản để đáp ứng các yêu cầu chẳng biết nảy ra vào lúc nào nên cũng chẳng biết thế nào mà đoán định.

Riêng với thách thức này thì chẳng có đáp án nào hoàn toàn thỏa mãn nổi cả.

Một thành tựu của các SWF kể từ năm 2007 là đối phó được với đe dọa từ chủ nghĩa bảo hộ tài chính bắt nguồn từ lo ngại của phương Tây rằng các quỹ SWF kém minh bạch sẽ biến thành công cụ chính trị kinh tế của các cường quốc.

Một phần nhờ các tổ chức như CIC của Trung Quốc đã tránh đầu tư vào các ngành quốc phòng và công nghệ. Điều này được phản ánh bước phát triển của một bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cho cá SWF.

Bộ nguyên tắc Santiago dưới sự bảo trợ của Tổ chức tiền tệ quốc tế IMF bao gồm các nguyên tắc và thông lệ được các SWF hàng đầu đồng thuận. Chúng bao gồm một cam kết chỉ đầu tư với mục đích kinh tế và tài chính.

Theo một nhà quan sát, bộ nguyên tắc này chỉ là một bộ “luật mềm”. Chắc chắn mức độ công khai của các quỹ lớn không giống nhau với một cực là Na Uy còn cực kia là các quỹ kín tiếng tại Trung Đông và Châu Á.

Minh Tuấn
Theo Economist

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên