MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con đường tơ lụa đang hồi sinh?

15-05-2012 - 14:02 PM | Tài chính quốc tế

Hành lang Đông – Đông, được đặt tên theo con đường thương mại cổ xưa nối châu Á với Trung Đông đã có khối lượng thương mại tăng gấp 4 lần trong thập kỷ vừa qua.

Với việc các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Á tạo dấu ấn mạnh mẽ trong thập kỷ này, con đường tơ lụa mới – New Silk Road tiếp tục mê hoặc các nhà hoạch định chính sách và giới phân tích.

Từ các khách du lịch Trung Quốc bán các xa xỉ phẩm ở Dubai đến sự quan tâm của châu Á đối với dầu mỏ và hóa dầu, giờ đây châu Á có vị trí quan trọng trong các kế hoạch kinh doanh ở vùng Vịnh. Chi nhánh Trung Đông của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)- ngân hàng lớn nhất Trung Quốc - ghi nhận tín dụng và lợi nhuận tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái với sự bùng nổ của nhu cầu tài trợ thương mại giữa 2 khu vực.

Công ty vùng Vịnh đầu tiên chớp lấy cơ hội là Kuwait China Investment được thành lập năm 2005 với số vốn 300 triệu USD và 15% cổ phần được sở hữu bởi quỹ đầu tư quốc gia Kuwait.

Với khởi nguồn ban đầu chỉ tập trung vào đầu tư song phương giữa Kuwait giàu tiềm năng dầu mỏ và những khách hàng Trung Quốc, công ty này đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến tất cả các nước châu Á mới nổi, bao gồm cả Nhật Bản với việc quản lý khoảng 200 đến 250 triệu USD cho các nhà đầu tư bên ngoài. Hiện công ty này đang đổi tên thành Asiya Investments, chuyển trụ sở đầu tư sang Hồng Kông bên cạnh văn phòng nhỏ hơn ở Dubai thực hiện nghiệp vụ tư vấn.

Asiya Investments đã giành 2/3 số tiền để hoạt động trên thị trường và số tiền còn lại được dành để phục vụ cho các hoạt động đầu tư trực tiếp có nhiều rủi ro hơn. 9 trong số 13 quỹ chứng khoán châu Á có kết quả hoạt động xuất sắc.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Đông vẫn còn khá dè dặt đối với thị trường châu Á. Theo ước tính, các quỹ đầu tư quốc gia của vùng Vịnh chỉ phân bổ 5% tổng tài sản cho các nước mới nổi ở châu Á. Theo nhận định của Mohab Mufti, người quản lý văn phòng Dubai của Asiya, giới đầu tư vẫn bị hấp dẫn bởi phương Tây và Nhật Bản do dự báo kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.

Mặc dù vậy, với việc các ngân hàng toàn cầu xây dựng đội ngũ địa phương để phục vụ cho dòng vốn giữa vùng vịnh và châu Á, Asiya hi vọng lợi thế địa phương sẽ giúp lấy được niềm tin của các nhà đầu tư Arab.

Do sự phát triển của con đường tơ lụa mới là một quá trình diễn ra từ từ, Asiya nhìn thấy tiềm năng lớn trong việc dẫn dắt chuyển dịch dòng tiền từ chảy từ Arab vào các nước phương Tây chuyển hướng sang châu Á.

Rất nhiều công ty Trung Quốc và châu Á đang chọn Dubai là lối vào vùng Vịnh và khu vực Trung Đông. Các công ty châu Á chọn các nước tiểu vương quốc Ả Rập làm trung tâm để phục vụ các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara do nước này có thương mại phát triển và kết nối đường hàng không.

Anh Thư

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên