MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hungary: Trả giá đắt khi vay bằng ngoại tệ

24-11-2014 - 11:49 AM | Tài chính quốc tế

Một phần tư thế kỷ trước đây, những biến động chính trị mở ra thời kỳ mới cho sở hữu tư nhân, nền dân chủ và thị trường mở cửa. Nhưng không phải quá trình chuyển đổi nào cũng phủ đầy hoa hồng.

Khi ngân hàng thiếu các quy định

Trong tháng 11 này, khi người Đức kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin thì chính phủ Hungary đã thông qua luật và ban hành các sắc lệnh nhằm giúp nhiều người dân nước này bớt khó khăn bởi những sai lầm khi mua nhà với khoản vay bằng đồng franc Thụy Sĩ.

Câu chuyện những món nợ của người dân Hungary bằng đồng franc Thụy Sĩ cũng là một phần câu chuyện về việc châu Âu đã quá tự tin trước khi cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra. Nhưng nó cũng là một câu chuyện về việc ngân hàng thiếu các quy định chặt chẽ, dẫn đến các thảm họa, trước tiên cho khách hàng rồi sau đó là bản thân các ngân hàng.

Niềm đam mê với vay tiền bằng ngoại tệ lây lan tại một số quốc gia ở Trung và Đông Âu vào đầu thế kỷ này. Những lợi ích của việc vay tiền bằng ngoại tệ rất rõ ràng: lãi suất bằng ngoại tệ khác thấp hơn nhiều so với các loại tiền tệ địa phương, các khoản thanh toán hàng tháng trên khoản thế chấp bằng đồng euro hay franc Thụy Sĩ sẽ thấp hơn.

Những rủi ro cũng rất rõ ràng: Nếu đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, các khoản thanh toán hàng tháng sẽ tăng, có thể chóng mặt.

Nhưng vào thời điểm đó, rủi ro dường như kiểm soát được. Vốn đã chảy vào các nước khi họ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và các nước này bắt đầu chuẩn bị sử dụng đồng euro. Đồng nội tệ mạnh và dự kiến sẽ vẫn như vậy.

Người dân Hungary lúc đó có lẽ là những người háo hức vay ngoại tệ nhất, đặc biệt là sau khi chính phủ cắt giảm một chương trình trước đó trợ cấp cho các khoản vay thế chấp bằng nội tệ, đồng forint.

Bắt đầu từ năm 2004, mọi người đã quên hẳn các khoản thế chấp chính phủ hậu thuẫn, Zoltan Torok, một nhà kinh tế của Hungary Raiffeisen làm việc tại ngân hàng của Áo cho biết.

Chính phủ cho biết, một nửa số hộ gia đình trong cả nước có các khoản vay bằng đồng ngoại tệ. Và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do thiếu quy định ngân hàng hiệu quả. Điều đó cho phép các ngân hàng kiếm được nhiều tiền - cho đến khi thảm họa xảy ra dẫn đến sự phẫn nộ của dân chúng.

Một số các khoản vay được tính bằng đồng euro dường như là hợp lý vào thời điểm đó, bởi những ước đoán sai lầm rằng Hungary sẽ chuyển sang sử dụng đồng euro vào năm 2009 sau 5 năm gia nhập EU.

Hậu quả của những khoản vay bằng ngoại tệ

Nhưng hầu hết các khoản vay được tính bằng franc Thụy Sĩ, đơn giản chỉ vì lãi suất - và do đó các khoản thanh toán hàng tháng ban đầu thấp hơn. Khi đồng franc Thụy Sĩ tăng giá cao so với đồng euro sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008, những người đi vay đã gặp rắc rối nhiều hơn so với những người vay bằng đồng euro.

Tại đất nước Ba Lan láng giềng, chính phủ áp đặt một số quy định. Những người vay vốn bằng ngoại tệ phải có tài chính tốt hơn so với những người vay tiền khác và do đó họ có khả năng chịu rủi ro tốt hơn. Các ngân hàng bị hạn chế việc quyết định lựa chọn tỷ giá hối đoái và phải tuân theo lãi suất thị trường trong việc điều chỉnh tỷ giá. Điều này đã phát huy tác dụng. Những người vay tiền tại Ba Lan cũng chịu tổn thất nhưng không giống như người Hungary.

Tại Hungary hóa ra chỉ có các ngân hàng chú ý đến những chi tiết của thỏa thuận vay tiền mà người dân đã ký. Họ đã để ngân hàng tự quyết đáng kể trong việc xác định tỷ giá hối đoái và lãi suất được tính phí. Các ngân hàng sử dụng quyền quyết định để phục vụ cho lợi ích riêng của họ.

Trong năm 2004 và 2005, nhiều người Hungary vay ngoại tệ, chủ yếu là franc Thụy Sĩ để mua nhà. Nhưng từ giữa năm 2008 đến hết năm 2009, giá trị đồng forint của Hungary đã giảm nhanh chóng, khiến các khoản thanh toán thế chấp nhà tăng cao trong bối cảnh đất nước rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

Viktor Orban, Thủ tướng Hungary từ năm 2010, đã cố gắng thực thi một loạt các biện pháp để giảm bớt sự đau đớn cho những khách hàng vay tiền, bao gồm lệnh cấm tịch biên tài sản những hộ gia đình nghèo khó và giảm các khoản phải chi trả hàng tháng của hộ gia đình nghèo túng và đưa ra một đề án giảm các khoản thanh toán hàng tháng, nhưng tăng số tiền nợ.

Chính phủ đã áp đặt thuế đối với các ngân hàng dựa trên tài sản của họ, chứ không phải lợi nhuận của họ. Khuynh hướng độc đoán của chính phủ Orban đã bị các nước châu Âu khác chỉ trích ở các thủ đô châu Âu khác.

Trong tháng Bảy, chính phủ đã ra lệnh cho các ngân hàng phải bồi thường cho những người vay tiền đã bị tổn hại bởi những gì chính phủ xem là hợp đồng không công bằng. Cũng trong tháng này, tòa án hiến pháp của Hungary đã ủng hộ luật này, nói rằng sự công bằng luôn cần thiết. Các khoản thanh toán dự kiến sẽ được thực hiện sớm trong năm 2015.

Trong tuần vừa qua, chính phủ Hungary cũng đã công bố các điều khoản chuyển đổi các khoản vay thế chấp bằng ngoại tệ còn thiếu sang đồng forint. Nhưng việc buộc chuyển đổi phải đảm bảo rằng, người vay tiền sẽ không có thiệt hại nhiều hơn do đồng tiền mất giá trong tương lai.

Susanne Urogdi Kocsis, một cư dân Budapest 57 tuổi, cho biết cô vay 7,4 triệu forint tương đương khoảng 42.000 euro trong năm 2007 để mua một căn hộ lớn hơn cho gia đình. Cô nói rằng cô đã trả lại 4,5 triệu forint, “nhưng các ngân hàng vẫn yêu cầu phải trả thêm 11 triệu forints”.

Cô nghĩ rằng, chuyển đổi khoản vay sang đồng forint như chính phủ đang buộc các ngân hàng phải làm sẽ cải thiện được chút ít tình hình. Rất nhiều người sẽ không thể trả nổi các khoản tiền đã vay và chúng tôi sẽ không bao giờ có thể vay được các khoản vay mới.

Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra và đồng forint mất giá, hệ thống ngân hàng của Hungary dường như kiếm được lợi nhuận và vốn đầy đủ. Hiện tại không một ngân hàng nào tại Hungary đạt mức triển vọng. Moody’s, công ty xếp hạng tín dụng đã xếp ngân hàng nhà nước lớn duy nhất của Hungary - Ngân hàng OTP ở mức Ba1. Các ngân hàng khác, hầu hết đều được kiếm soát bởi các ngân hàng Tây Âu có xếp hạng thấp hơn. Một số cần phải được trợ cấp vốn từ ngân hàng mẹ.

Forint mất giá khoảng 36% giá trị so với đồng franc Thụy Sĩ kể từ khi Hungary gia nhập EU vào năm 2004. Nền kinh tế Hungary đã tăng với tốc độ hàng năm là 4,1% từ năm 1999 đến năm 2006. Bảy năm sau, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và tốc độ tăng trưởng chỉ là 1,1% trong năm 2013.

Các ngân hàng đã phải chịu tổn thất rất lớn, ông Torok, nhà kinh tế ngân hàng, đề cập đến suy thoái kinh tế và các biện pháp của chính phủ cho biết, "không có ai chiến thắng. Người dân đang mất dần tài sản. Chính phủ cũng không được lợi gì".

Theo Tuấn Kiệt

huongnt

Thời báo Ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên