MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước Mỹ phải trả giá đắt khi đồng USD ở "ngôi vua"

14-04-2011 - 10:38 AM | Tài chính quốc tế

Đáng tiếc, các nước khác dù đang hưởng lợi rất nhiều nhưng lại không ngừng chỉ trích Mỹ. Nếu đồng USD không còn làm "vua", chính nước Mỹ có lợi hơn rất nhiều.

Cứ sau khoảng 20 cho đến 30 năm, mỗi khi thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tăng vọt, người ta lại nghe thấy nhiều lời cảnh báo về việc sự thống trị của đồng USD đã đến hồi kết thúc.

Vài năm qua, những lời cảnh báo như thế này ngày một nhiều hơn. Thế nhưng những dự báo này cuối cùng sẽ lại sai lầm giống như trong quá khứ đã như vậy.

Vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới cũng đi kèm với một cái giá. Với ngoại lệ duy nhất là đồng euro, đồng tiền nhiều khả năng sẽ có vị thế tốt hơn trong thập kỷ tới, không đồng tiền nào khác có đủ yếu tố cần thiết để phục vụ tốt nhu cầu của kinh tế toàn cầu.

Chẳng có nước châu Âu nào muốn phải trả cái giá đó. Nếu vị thế của đồng USD đi xuống trong tương lai, chính nước Mỹ cần phải đi đầu trong việc buộc thế giới giảm liên kết.

Thật nực cười, đó chính là cái mà chính phủ Mỹ nên làm. Lý thuyết cho rằng vị thế của đồng USD mang đến lợi ích cho nước Mỹ không còn chuẩn xác nữa. Ngược lại, nó đã trở thành gánh nặng, đối với cả nước Mỹ và thế giới.

Trong vài thập kỷ đầu tiên sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chi phí để duy trì vị thế của đồng USD có thể cân xứng với lợi ích đối với một nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, bất chấp hạn chế của thời kỳ chiến tranh lạnh.

Thế nhưng từ thập niên 1980, chính sách thương mại của nước ngoài đã khiến chi phí đảm bảo vị trí của đồng USD lớn hơn, việc thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc chẳng mang lại lợi ích nào.

Nước Mỹ buộc phải chọn giữa thất nghiệp cao và nợ cao. Cơ chế này khá rõ ràng. Nước nào muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bằng việc giành được nguồn cầu lớn hơn của thế giới sẽ làm được việc đó thông qua tích lũy tiền của nước khác chủ yếu nhưng không hạn chế trong hình thức dự trữ của Ngân hàng Trung ương.

Thanh khoản của đồng USD hạn chế sự can thiệp của chính phủ Mỹ, quy mô và độ linh hoạt của thị trường tài chính Mỹ đảm bảo rằng những nước như Trung Quốc sẽ dự trữ đồng USD.

Hiện chẳng có lựa chọn thay thế nào khác và phần lớn các chính phủ khác chẳng khuyến khích dự trữ đồng tiền nước họ. Việc nhiều nước đua sở hữu đồng USD buộc nước Mỹ phải chịu thâm hụt tài khoản vãng lai. Khi các chính phủ nước khác can thiệp vào thương mại, nước Mỹ phải chịu thâm hụt thương mai ngày một cao hơn.

Nước Mỹ cũng chỉ có 2 lựa chọn khi các nước khác muốn giành nguồn cung từ Mỹ. Hoặc tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng bởi nhu cầu chuyển hướng sang tiêu dùng hàng nước ngoài hoặc nước Mỹ phải ngăn ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường việc làm bằng tăng tiêu dùng hay đầu tư nội địa.

Nếu không có sự can thiệp của chính phủ, với chính sách của các nước khác như vậy, chẳng có lý do gì để đầu tư nội địa tăng trưởng được. Vậy để hạn chế ảnh hưởng lên thị trường việc làm, dòng vốn vào Mỹ cần hỗ trợ được tiêu dùng Mỹ.

Người Mỹ, nói cách khác, cần chọn giữa thất nghiệp cao hay nợ cao. Trong quá khứ, FED đã chọn khuyến khích nợ cao.

Vậy vị thế đồng tiền dự trữ của đồng USD mang lại cho nước Mỹ điều gì? Các chuyên gia phân tích cho rằng sự thống trị của đồng USD giúp nước Mỹ có: chi phí nhập khẩu và lãi vay thấp hơn. 2 luận điểm này sai lầm.

Người Mỹ tiêu dùng rất nhiều và không cần chi phí tiêu thụ thấp hơn, đặc biệt nếu phải trả giá bằng thất nghiệp cao. Và nếu tiêu dùng rẻ mang lại nhiều lợi ích đến như vậy, thật khó để giải thích tại sao nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc yêu cầu chính phủ các nước khác định giá lại đồng tiền và giảm chi phí cho người tiêu dùng chính nước đó lại thường bị lờ đi.

Đối với việc đi vay tiền, độ tín nhiệm tín dụng quan trọng hơn vị thế tiền tệ. Vị thế đồng tiền dự trữ giúp nước Mỹ vay tiền, và củng cố cho khả năng tài chính của Bộ Tài chính Mỹ. Nước Mỹ sẽ khó khăn hơn nếu để mất vị thế này.

Các yếu tố mất cân bằng trên tồn tại trong hệ thống đã khiến thế giới mất ổn định. Nếu nước Mỹ buộc phải từ bỏ đồng USD, thương mại thế giới sẽ có thể sụt giảm phần nào, mô hình tăng trưởng của kinh tế châu Á chấm dứt. Tuy nhiên nó sẽ giảm đi chi phí dài hạn mà nước Mỹ phải chịu cũng như triệt tiêu đi yếu tố mất cân bằng trên toàn cầu.

Nước Mỹ cần đi đầu trong việc chuyển hướng sang dự trữ nhiều loại tiền tệ và trong hệ thống đó, đồng USD chỉ đơn giản được ưu tiên hơn.

Tác giả bài viết là giáo sư tài chính thuộc đại học Peking và chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Carnegie Endowment.

Ngọc Diệp
Theo FT


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên