MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiếng nói của thị dân Trung Quốc

06-08-2014 - 13:32 PM | Tài chính quốc tế

Bộ phận có thu nhập trung bình ở thành thị Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh và họ có nhiều đòi hỏi hơn về cách thức hoạt động của thành phố nơi họ đang sinh sống.

Cao Tian là một doanh nhân buôn bán bất động sản có mơ ước thay đổi thành phố của mình. Với tư cách là một nhà thơ, nhà văn được chính quyền Hà Nam (miền Trung Trung Quốc) đề cử là một trong mười danh nhân văn hóa của tỉnh vào năm 2006, ông là một người rất đa tài và sáng tạo. Tháng 5/2011, khi thị trưởng thành phố Trịnh Châu tuyên bố từ chức ông Cao cho biết ông sẽ ứng cử. Ông không chỉ cam kết sẽ không nhận lương mà còn hứa sẽ đầu tư thêm 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 15,4 triệu USD) để cải thiện hoạt động của văn phòng thành phố.

Nỗ lực này rất đáng khen ngợi nhưng ông biết điều này rất khó thực hiện trong thực tế. Luật pháp Trung Quốc qui định các cá nhân độc lập được phép ứng tuyển chức thị trưởng thành phố. Về lý thuyết, họ cần nhận được sự ủng hộ của 20 thành viên trong cơ quan lập pháp thành phố - tương đương khoảng 4% tổng số. Tuy nhiên, các thành viên lập pháp đều được Đảng bổ nhiệm và là họ là công chức được kết nạp Đảng.

Công ty của ông Cao bị điều tra về thuế và ông rời thành phố một vài tháng sau đó. Không có gì bất ngờ khi ông Ma Yi được bầu làm thị trưởng thành phố cho nhiệm kỳ kế tiếp.

Ở Trung Quốc, các doanh nhân như ông thường không muốn vượt qua ranh giới để tham gia vào các hoạt động chính trị bởi hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ tốt với cơ quan chính quyền.

Sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc có vẻ như sẽ giúp những doanh nhân như ông Cao có thêm tiếng nói chính trị. Không giống như một doanh nhân đơn thuần kiếm sống từ bất động sản, ông Cao tuyên bố nếu trở thành thị trưởng sẽ cố gắng kiểm soát giá nhà đất vốn đang tăng nhanh. Đánh thuế bất động sản sẽ là một lựa chọn tốt, nhưng sẽ bị phản đối bởi nhiều quan chức hiện sở hữu những mảnh đất và căn nhà đắt tiền.
Nhiều người có thể lập luận rằng bộ phận có thu nhập trung bình phần lớn ủng hộ cục diện chính trị hiện tại. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế của bộ phận này đang thay đổi chóng mặt. Theo số liệu từ hãng tư vấn McKinsey, chỉ có 14% các hộ gia đình ở thành thị thuộc nhóm có thu nhập trung bình năm vào khoảng 106.000 - 229.000 nhân dân tệ, trong khi 54% thuộc nhóm có thu nhập 60.000 - 106.000. Ước tính đến năm 2022, nhóm đầu tiên sẽ chiếm hơn một nửa trong khi nhóm thứ hai bị co hẹp còn 22%.

Theo McKinsey, nhóm này sẽ ngày càng đòi hỏi họ phải có tiếng nói lớn hơn trong quá trình vận hành thành phố mà họ đang sinh sống. Nghiên cứu của World Bank cũng chỉ ra rằng nếu không được đáp ứng, nhu cầu này sẽ gây nên bất ổn xã hội. World Bank kiến nghị Trung Quốc phải thực hiện cải cách. Đã có những cuộc biểu tình phản đối các dự án có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Rõ ràng là người dân ở các đô thị của Trung Quốc đang thay đổi. Những công dân có thu nhập trung bình đối mặt với nhiều vấn đề: tăng trưởng kinh tế ì ạch, ô nhiễm không khí và thức ăn nhiễm hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, giá nhà cao khiến giấc mơ có nhà ngày càng xa vời, gánh nặng chăm sóc bộ phận dân số già ngày càng lớn và những khó khăn khi đi tìm việc. 

Bộ phận người giàu thì lại đối mặt với nỗi lo bảo vệ tài sản đã tích lũy được trong những năm gần đây. Khảo sát được thực hiện trên gần 2.000 người tại Thượng Hải và 5 thành phố lớn trên khắp Trung Quốc, gần 1/5 trong số họ cho biết sẽ di cư nếu có cơ hội. Người dân tại các thành phố giàu có nhất thì lại mong muốn chuyển đi nhất. 

Ở Thượng Hải, 1/3 nói rằng họ sẽ chuyển tới nơi khác nếu có điều kiện và ở Quảng Châu con số này là 40%. Báo cáo Hồ Nhuận cho rằng trong tháng 1 vừa qua, 64% trong số 400 người Trung Quốc có tài sản trên 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,6 triệu USD) có dự định di cư trong khi tỷ lệ năm ngoái chỉ là 60%.

Một cuộc khảo sát thái độ của người dân về "Giấc mộng Trung Hoa" được tiến hành năm ngoái bởi Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho thấy chỉ có hơn một nửa trong số 7.300 người được hỏi tin rằng họ đang sống trong một "xã hội tốt".

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên