MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WB: Đông Á vẫn sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới

07-04-2014 - 13:16 PM | Tài chính quốc tế

Các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ có mức tăng trưởng 7,1% trong năm nay – không thay đổi mấy so với năm 2013. Như vậy, khu vực Đông Á vẫn sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới.

Ngày 07/04/2014, Ngân hàng thế giới tổ chức họp báo công bố báo cáo Cập nhật kinh tế vùng Đông Á vùng Thái Bình Dương.

Báo cáo này dự báo, các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ có mức tăng trưởng 7,1% trong năm nay – không thay đổi mấy so với năm 2013. Như vậy, khu vực Đông Á vẫn sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới.

“Những luồng gió xuôi thuận lợi cho thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ bù trừ cho những luồng gió ngược từ tình trạng thắt chặt của các thị trường tài chính toàn cầu” – báo cáo nhận định.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các nền kinh tế lớn có thể sẽ chậm lại. Mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm một chút xuống 7,6% so với con số 7,7% năm 2013. Nếu không tính đến Trung Quốc, các nước đang phát triển trong khu vực sẽ tăng trưởng khoảng 5%, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 5,2% của năm ngoái.

Những nền kinh tế lớn trong khu vực như Indonesia và Thái Lan sẽ phải đối mặt với những điều kiện tài chính chặt chẽ toàn cầu và mức nợ cao của các hộ gia đình. Tăng trưởng kinh tế của Malaysia khá khiêm tốn ở mức 4,9% trong năm 2014. Báo cáo nhận định xuất khẩu của nước này sẽ gia tăng nhưng chi phí nợ cao hơn và chương trình thắt chặt tài khóa đang diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tới nhu cầu trong nước.

Tại Thái Lan, với sự chậm chễ trong các hoạt động kinh tế và tình hình bất ổn chính trị, tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo là 3% - không đổi.

Tăng trưởng của Philipines có thể chậm ở mức 6,6% nhưng do thúc đẩy chi tiêu trong quá trình tái thiết có thể bù đắp cho sự sụt giảm trong tiêu dùng do các thảm họa tự nhiên gây ra năm 2013.

Tại Campuchia, đà cải cách sau bầu cử được hy vọng là sẽ giúp quốc gia này tăng trưởng ổn định ở mức 7,2% trong năm nay nhưng sự bất ổn của thị trường lao động có thể mang lại những rủi ro tiêu cực.

Myanmar sẽ tăng trưởng 7,8% nhờ những tiến bộ trong cải cách cơ cấu. Trong khi đó, Việt Nam chỉ hy vọng tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5,5% trong năm 2014 do những cải cách trong ngành ngân hàng và các ngành khác cũng còn khiêm tốn.

“Sự phục hồi chậm hơn của các nền kinh tế phát triển hơn, gia tăng lãi suất toàn cầu, gia tăng bất ổn của giá cả hàng hóa do những căng thẳng chính trị ở Đông Âu vẫn còn là lời nhắc nhở rằng Đông Á sẽ vẫn bị tổn thương do những vấn đề phát triển bất lợi trên thế giới” – Ông Bert Hofman, chuyên gia kinh tế trưởng của Khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB phát biểu.

Ông Hofman cũng khuyên cáo, về lâu dài, để duy trì tăng trưởng cáo thì các nước đang phát triển ở Đông Á nên nỗ lực gấp đôi trong cải cách cơ cấu để gia tăng tiềm năng cơ bản của nền kinh tế và củng cố niềm tin của thị trường.

Báo cáo của WB đánh giá cao những cải cách của Trung Quốc và cho rằng những biện pháp đó sẽ giúp cho nền kinh tế ổn định, bền vững và vì tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó, những cải cách ở Trung Quốc có thể mang đến những lợi ích đáng kể cho các đối tác thương mại cung cấp hàng nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ hiện đại cho Trung Quốc. Ngược lại, những chương trình tái cân bằng lộn xộn ở Trung Quốc cũng có thể làm tổn hại tới tăng trưởng của khu vực và thế giới, đặc biệt là đối với các nước chủ yếu dựa vào xuát khẩu tài nguyên thiên nhiên.

Báo cáo cũng nhận định, trong bối cảnh này, việc ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 có thể thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu trong khu vực và mang lại một nguồn lực tăng trưởng rất quan trọng.

(Nguồn: dữ liệu WB)


Hải Minh

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên