MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Thị trường giảm điểm, do thông tư 36 hay giá dầu?

Có thể thấy VN-Index giảm điểm mạnh như vậy là do 2 mã vốn hóa lớn thuộc dòng dầu khí là GAS và PVD đều giảm liên tục và mất hơn 15% trong tuần qua. Và nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá cổ phiếu của các ông lớn này là giá dầu thế giới giảm mạnh.

Thứ 6 ngày 21/11, thông tư 36 chính thức được công bố sau những tin đồn râm ran suốt mấy ngày trước đó. Nhiều phân tích nhận định được đưa ra, dù đều có xu hướng tích cực nhưng thị trường chứng khoán vẫn giảm điểm liên tục rất nhanh và dứt khoát.

Trong vòng 1 tuần, VN-Index mất 21,4 điểm và HNX-Index mất 1,7 điểm. Trước sự giảm điểm này, khối lượng và giá trị khớp lệnh không tăng như kỳ vọng.

Động thái cắt giảm margin của một số công ty chứng khoán đối với các mã đầu cơ nóng cùng tin đồn về việc thanh tra tại các mã này cũng khiến thị trường một phen xáo trộn và nhiều ý kiến cho rằng tâm lý nhà đầu tư vẫn bị tác động bởi Thông tư 36.

Có điều, có thể thấy VN-Index giảm điểm mạnh như vậy là do 2 mã vốn hóa lớn thuộc dòng dầu khí là GAS và PVD đều giảm liên tục và mất hơn 15% trong tuần qua. Và nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá cổ phiếu của các ông lớn này là giá dầu thế giới giảm mạnh.

Vậy tuần qua, thị trường giảm điểm là do thông tư 36 hay giá dầu? Thị trường chứng khoán của chúng ta vốn chẳng bao giờ rõ ràng và tâm lý nhà đầu tư nhỏ lẻ thì bị ảnh hưởng bởi mọi tin đồn.

Và 2 phiên gần đây, thị trường được đánh giá là ở trong tình cảnh “đỏ vỏ xanh lòng” khi số mã tăng giá luôn nhiều hơn số mã giảm giá…

Biến động chỉ số và thanh khoản

Rất nhanh chóng, VN-Index đã giảm 21,4 điểm tương đương 3,6% trong tuần cuối cùng của tháng 11 và chỉ còn 566,6 điểm. Chỉ có duy nhất ngày 25/11, chỉ số tăng 3,38 điểm. Đây là phiên tăng điểm được đánh giá là sự phục hồi mang tính kỹ thuật nhưng khối lượng giao dịch tăng vọt và giá trị giao dịch lên tới 3.382 tỷ. Ngay hôm sau, VN-Index lại giảm 9,87 điểm.

Đóng góp lớn vào sự sụt giảm này không phải cổ phiếu nào xa lạ, chính là GAS. GAS đã giảm liên tục cả tuần từ 99.500 đồng xuống còn 86.000 đồng tương đương 15,7%. PVD cũng giảm từ 87.000 đồng xuống còn 75.500 đồng tương đương 15,2%.

Điểm số giảm mạnh nhưng thanh khoản cũng chỉ tăng nhẹ. Khối lượng khớp lệnh bình quân tuần là 143 triệu đơn vị/ngày – tăng 6,1% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân là 2.362 tỷ/ngày – tăng 5%.

HNX-Index cũng giảm 3/5 phiên, kết thúc tuần tại 87,42 điểm – giảm 1,7 điểm so với tuần trước tương đương 1,9%.

Đi cùng sự giảm điểm của chỉ số là sự đi xuống của thanh khoản. KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt 59,6 triệu đơn vị/ngày – giảm 13,5% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt hơn 848 tỷ/ngày – giảm 18,5%. Đây là tuần thứ 2 liên tục, thanh khoản trên HNX sụt giảm.

Giao dịch của khối ngoại

Trên sàn HOSE, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng mạnh, tập trung vào 2 ngày cuối tuần với giá trị lần lượt là 199,4 tỷ và 177,5 tỷ. Tính chung trong tuần này, khối ngoại bán ròng hơn 346 tỷ. 3 tuần cuối cùng của tháng 11, khối này bán gần 1.052 tỷ đồng.

Tại sàn này, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là ở PVD (183 tỷ đồng), GAS (115,2 tỷ đồng), EIB (100 tỷ đồng), HPG (93 tỷ đồng) và KDC (80 tỷ đồng). Ngược lại, họ mua ròng VIC (45,8 tỷ đồng), HVG (33,1 tỷ đồng), MSN (30 tỷ đồng).

Trên sàn Hà Nội, mặc dù phiên cuối tuần khối ngoại bán ròng rất mạnh (33 tỷ) nhưng nhờ 2 phiên mua ròng khá lớn vào ngày 25/11 và 26/11 nên tính chung cả tuần, khối này chỉ bán 9,2 tỷ.

Trong đó, khối ngoại bán ròng nhiều nhất là PVS (58 tỷ đồng) và mua ròng chủ yếu ở SHB (22,4 tỷ đồng), PVX (7,8 tỷ đồng), SHS (7,4 tỷ đồng).

Giao dịch của khối tự doanh trên HOSE

Trong tuần qua, vào ngày 26/11, trong khi khối ngoại giảm bán ròng thì khối tự doanh bán rất mạnh: 158 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, khối này bán ròng 37,3 tỷ. Giá mua trung bình là 30.800 đồng. Giá bán trung bình là 36.300 đồng.

>>> Cổ phiếu dầu khí – “Sao đổi ngôi”

Hải Long

trangminh

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên