MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NTP: VCSC dự báo EPS năm 2009 đạt gần 17.000 đồng

Theo tính toán của VCSC, LNST năm 2009 và 2010 của NTP dự kiến đạt lần lượt 367,7 tỷ và 355,5 tỷ đồng.

CTCP Nhựa Thiến niên Tiền Phong (NTP) là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa xây dựng tại Việt Nam. Trong đó, sản phẩm ống nhựa uPVC chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty, khoảng75%. Hiện NTP chiếm khoảng 65% thị phần miền Bắc và 25% thị phần cả nước

Doanh thu chín tháng đầu năm tăng mạnh nhờ phân khúc xây dựng tiêu dùng, chiếm khoảng 85% doanh thu của công ty.Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong Q2, NTP tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong Q3.

Sản lượng tiêu thụ trong Q3 đạt khoảng 11.700 tấn và doanh thu đạt 405 tỷ, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là một sự tăng trưởng ấn tượng do Q3 thường là mùa thấp điểm do rơi vào mùa mưa.

Diễn biến giá NTP trong 3 tháng qua

Tính chung 9 tháng, sản lượng tiêu thụ của NTP đạt khoảng 32.000 tấn, bằng 91% kế hoạch năm.

Tỷ suất lợi nhuận cao vẫn được duy trì trong Q3 dù giá nguyên liệu đang trên đà tăng
 
Sau khi chạm đáy vào Q1/2009, giá nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại cùng với sự phục hồi của giá dầu.

Đến giữa Q3, giá hạt PVC và các nguyên liệu nhựa khác đã tăng khoảng 10% so với Q2 do tác động của giá dầu và nhu cầu cao từ thị trường Trung Quốc. Sau đó, giá nguyên liệu giảm dần cho đến cuối quý.

Theo ước tính của CTCP chứng khoán Bản Việt (VCSC), giá nguyên liệu đã tăng 7% và làm cho giá vốn của NTP tăng khoảng 3% (do nguyên liệu nhựa chiếm khoảng 50% giá vốn), hay tương đương với 7 tỷ.

Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q3 cũng giảm nhẹ, từ 41,6% trong Q2/2009 còn 39,9% trong Q3. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng vẫn gần như không thay đổi và đạt 103,43 tỷ trong quý 3 nhờ kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý và chi phí lãi vay giảm.

Lợi nhuận ròng của NTP trong 3 quý đầu năm đạt 264,6 tỷ, tăng 87,2% so với cùng kì năm trước và gấp 3 lần tốc độ tăng của doanh thu.
Kết quả kinh doanh các quý đầu năm 2009 của NTP
(Nguồn: BCTC của NTP)
Dự báo doanh thu tăng trưởng khả quan trong quý 4
 
Đây thường là mùa cao điểm do hầu hết các dự án sẽ được tăng tốc để hoàn thành trước dịp năm mới. VCSC ước tính sản lượng tiêu thụ của NTP trong Q4/2009 sẽ đạt 13.000 tấn, tăng 11% so với Q3.

Do giá bán vẫn không thay đổi trong giai đoạn cuối năm, doanh thu Q4 của NTP dự tính sẽ là 450,3 tỷ. Tính chung cả năm 2009, sản lượng tiêu thụ của NTP đạt 45.000 tấn, tương đương với mức doanh thu 1.540 tỷ đồng.

Trong khoảng thời gian từ cuối Q3 đến đầu tháng 10, NTP đã nhập hàng và trữ trữ được một lượng hàng tồn kho tương đối lớn, đủ cho nhu cầu sản xuất của cả Q4. Giá của lượng nguyên liệu tồn kho này khá thấp, khoảng 850 USD/tấn, không chênh lệnh nhiều so với Q3.

Do đó, VCSC ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp của NTP sẽ giảm nhẹ còn 38,4%. Tuy nhiên, sự tăng lên của doanh thu sẽ đủ để bù đắp sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận.

The ước tính của VCSC, NTP sẽ đạt được 172 tỷ lợi nhuận gộp hay 103 tỷ lợi nhuận ròng trong Q4. Lợi nhuận sau thuế cả năm của NTP sẽ đạt 367 tỷ, tương ứng với EPS là 16.944 đồng.
 
Kết quả kinh doanh 2007-2008 của NTP
và dự báo năm 2009-2010 do VCSC đưa ra
 
Triển vọng kinh doanh 2010
 
VCSC cho rằng nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm tới, trong đó có ống nhựa, sẽ tiếp tục tăng nhờ sự hồi phục của thị trường xây dựng và thị trường bất động sản.

VCSC kỳ vọng doanh thu từ các dự án của NTP sẽ tăng cao với tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến khoảng 51.132 tấn, tăng 15% so với năm 2009. Giả định giá bán không thay đổi, doanh thu của NTP sẽ đạt 1.771 tỷ đồng.

Sự hồi phục của giá dầu sẽ làm cho giá nguyên liệu gia tăng. Trên quan điểm thận trọng, VCSC ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm còn 34,1% trong năm 2010 và tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ là 20,1%.

Do đó, lợi nhuận ròngcủa NTP được dự tính sẽ là 355,5 tỷ. Tuy nhiên, với vị thế là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, NTP hoàn toàn có khả năng chuyển tác động tăng giá nguyên liệu cho khách hàng bằng cách tăng giá bán.

Công suất nhà máy sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của thị trường thông qua việc di dời nhà máy hiện hữu và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất. NTP dự tính di dời nhà máy hiện hữu đến một mảnh đất rộng 13,6ha tại quận Dương Kinh. Tổng đầu tư của dự án di dời nhà máy khoảng 200 tỷ. Bước đầu, NTP sẽ di dời phân xưởng HDPE đến địa điểm mới trong tháng 11/2009 do đây là phân xưởng chiếm diện tích lớn nhất.

Đồng thời, công ty đang tiến hành mua 3 dây chuyền sản xuất trị giá 30 tỷ đồng. Sau khi đưa các dây chuyền này vào hoạt động, công suất hàng năm của NTP sẽ tăng từ 60.000 tấn lên 70.000 tấn.

Dự án bất động sản xây dựng tại vị trí nhà máy hiện hữu

Sau khi di dời nhà máy sang địa điểm mới, NTP dự tính sử dụng mảnh đất hiện hữu để phát triển dự án bất động sản. Mặc dù vẫn chưa có thông tin về chi tiết của dự án là sẽ xây dựng cao ốc văn phòng hay căn hộ nhưng VCSC tin rằng khu đất tại đường An Đà, quận Ngô Quyền rất thích hợp cho cả hai mục đích trên do rất gần trung tâm thành phố Hải Phòng.

Diện tích 3,2 ha sẽ giảm còn khoảng 2,7 ha sau khi đường An Đà được mở rộng. VCSC ước tính giá trị của mảnh đất hiện tại khoảng 160 tỷ đồng.

Theo VCSC, với mức giá 135.000 đồng/cổ phiếu, NTP đang được giao dịch ở PE 2009 8x và PE 2010 8,2x, thấp hơn đáng kể so với mức PE bình quân của các công ty sản xuất, khoảng 14x.

 
K.A.L
Theo VCSC

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên