MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ "ngược dòng" với hàng loạt mã tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một tuần

Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ "ngược dòng" với hàng loạt mã tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một tuần

FiinTrade cho rằng đây là nhóm cổ phiếu nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi của nhóm này khi Việt Nam dần mở cửa trở lại.

Kết thúc tuần 21-25/2, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 3 phiên tăng, 2 phiên giảm điểm, tuy nhiên biên độ giảm áp đảo khiến chỉ số VN-Index kết phiên cuối tuần tại mức 1.498,89 điểm, mất đi 5,95 điểm tương đương 0,4%. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HoSE đạt mức 26.900 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 26% so với tuần trước đó.

Theo dữ liệu thống kế bởi FiinTrade, xu hướng dòng tiền trong tuần vừa qua có tỷ trọng phân bổ tăng vào nhóm dầu khí, hóa chất, chứng khoán, thực phẩm và đồ uống, thép.

Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ ngược dòng với hàng loạt mã tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một tuần - Ảnh 1.

Đáng chú ý trong số này, nhóm cổ phiếu dầu khí có sự cải thiện dòng tiền mạnh trong nhiều tuần và tỉ trọng giá trị giao dịch riêng trong tuần vừa qua đã tăng lên 6,3% từ mức thấp nhất 1,83% trong 9 tuần đầu tiên của năm 2022.

Điều này có nguyên nhân đáng kể từ việc giá dầu những ngày gần đây đã tăng mạnh lên trên 100 USD/thùng trước căng thẳng địa chính trị khi Nga tiến quân vào Ucraina làm lo ngại về nguồn cung dầu khí khi Nga - nước xuất khẩu dầu thô lớn - sẽ bị áp dụng lệnh trừng phạt.Ngoài ra, yếu tố nội tại của nhóm dầu khí được kỳ vọng sẽ cải thiện khi Việt Nam đầu tư dự án Ô Môn B hơn 10 tỷ USD được dự tính bắt đầu vào cuối quý 2/2022.

Theo FiinTrade, cổ phiếu dầu khí đang chạy theo giá dầu thế giới, nhà đầu tư mua cổ phiếu dầu khí cần quan sát kỹ giá dầu và nên hạ tỉ trọng khi giá dầu có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, chỉ số dòng tiền của FiinTrade cho thấy dòng tiền vào nhóm dầu khí so với chính nó và chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường đang ở vùng đỉnh 1 năm. Việc giá cổ phiếu giảm trong phiên gần nhất mà dòng tiền cũng giảm cho thấy áp lực bán không chốt lãi tại nhóm này chưa thực sự mạnh.

Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ ngược dòng với hàng loạt mã tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một tuần - Ảnh 2.

Mặt khác, nhóm ngành tăng điểm đáng chú ý trong tuần được chỉ ra chính là nhóm cổ phiếu bán lẻ. Cụ thể, cổ phiếu bán lẻ đã có một tuần giao dịch đầy sôi động, giá cổ phiếu tăng tốt bất chấp thị trường giằng co và điều chỉnh, nổi bật nhất là FRT tăng 22%, HFX tăng 14,3%, TH1 tăng 14%, CEN tăng 14,8% và PSH tăng 13,6%.

Đây là nhóm cổ phiếu nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi của nhóm này khi Việt Nam dần mở cửa trở lại. Trong đó, FRT của Bán lẻ Kỹ thuật số FPT sở hữu chuỗi nhà thuốc Long Châu, do đó có câu chuyện được hưởng lợi từ nhu cầu thuốc chữa Covid tăng đột biến và PSH của Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu được đầu cơ vào hàng tồn kho.

Chỉ số dòng tiền của FiinTrade cho thấy dòng tiền tuyệt đối vào nhóm Bán lẻ đang ở mức cao trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường đang ở mức dưới trung bình năm. Điều này cho thấy, tuy dòng tiền vào nhóm tăng nhưng vẫn yếu hơn mức tăng thanh khoản chung của toàn thị trường. Nếu dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm này sẽ là cơ hội để cổ phiếu ngành tăng điểm.

Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ ngược dòng với hàng loạt mã tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một tuần - Ảnh 3.

Xét theo mức độ vốn hoá, dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đồng thời giảm ở nhóm vốn hóa lớn.

Riêng tại rổ VN30, cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là VPB, MBB, PLX, BVH, TPB, tăng từ 2,8% đến 6,4%; cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là PDR, POW, VIC, MSN, NVL giảm từ 4% đến 2,8%. Nhóm tăng điểm chú yếu là Ngân hàng nhóm giảm điểm chủ yếu là Bất động sản.

Tỷ trọng trung bình giá trị giao dịch của các cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID tăng lên mức 40,61% so với tuần trước là 38,96%. Trong tuần, cổ phiếu vốn hoá vừa tăng điểm mạnh nhất là TMS, DXS, DCM, DXG, PVD tăng từ 10,9% đến16,8%, cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là HNG, NT2, APH, VGC, HPX giảm từ 5,1% đến 6,5%.

Tỷ trọng trung bình giá trị giao dịch của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ VNSML tăng lên 18,72% so với tuần trước là 16,99%. Theo đó, cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng điểm mạnh nhất là FRT, PGC, PSH, PET, TVB tăng từ 12% đến 22% chủ yếu là nhóm cổ phiếu bán lẻ; cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là LCG, TDP, SGR, DRH, TCD giảm từ 5% đến 8%.

https://cafef.vn/thi-truong-dieu-chinh-nhom-co-phieu-ban-le-nguoc-dong-voi-hang-loat-ma-tang-truong-hang-chuc-phan-tram-chi-trong-mot-tuan-20220226140426579.chn

Phương Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên