MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường nội dung số Việt Nam thu hút “ông lớn” ngoại

23-04-2023 - 15:36 PM | Kinh tế số

Các ông lớn như Youtube, hay trước đó là Netflix, Apple đang tiếp tục “phả hơi nóng” vào cuộc cạnh tranh trên thị trường nội dung số tại Việt Nam.


Thị trường nội dung số Việt Nam thu hút “ông lớn” ngoại - VTV.VN

Một ly thức uống có giá 80.000 - 90.000 đồng dần trở thành chuyện chấp nhận được với một bộ phận người tiêu dùng thành thị Việt Nam. Cũng với số tiền đó, người dùng có chấp nhận chi để xem video, nghe nhạc chất lượng cao trong 1 tháng? Youtube là cái tên mới nhất trả lời có.

Nghiên cứu cho thấy sức tiêu thụ các nội dung số của người Việt thấp hơn mức trung bình của Đông Nam Á. Tỷ lệ người xem video và nghe nhạc theo yêu cầu một lần mỗi tuần thấp hơn từ 10 điểm %. Vốn là nền tảng chia sẻ video miễn phí, Youtube cho rằng đã đến lúc triển khai các dịch vụ gia tăng tại Việt Nam.

Ông Paul Smith - Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương, YouTube Music cho biết: "Ngay cả trong đại dịch, chúng tôi vẫn quan sát những chuyển dịch tích cực về môi trường kinh doanh số tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng mỗi năm hơn 35% đã tạo ra thị trường rất năng động. Do đó chúng tôi muốn đa dạng hóa các nguồn thu từ lượt xem. Nhà sáng tạo nội dung không chỉ thu được từ quảng cáo, mà còn có thể với mô hình thuê bao".

Thị trường nội dung số Việt Nam thu hút “ông lớn” ngoại - Ảnh 1.

Thị trường nội dung số Việt Nam thu hút “ông lớn” ngoại. Ảnh minh họa.

Hãng truyền hình trực tuyến Netflix từng công bố sau khi Việt hóa nội dung cho thị trường Việt Nam vào năm 2019, trong vòng 1 năm, nền tảng đã thu hút hơn 150.000 người trả phí tại nước ta.

Các nghiên cứu độc lập cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt tỏ ra không kém cạnh với dịch vụ nước ngoài nhờ chiến lược phát triển các nội dung gốc. VieOn cho biết đã tăng trưởng gần gấp đôi, lên mốc 40 triệu người dùng trong 1 năm qua.

Báo cáo từ nhóm đối tác Google cho biết, thị trường nội dung số của Việt Nam hiện đạt giá trị hơn 4,3 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 12% trong 3 năm tới. Các chuyên gia kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp nội.

Theo PV

VTV

Trở lên trên