MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán Rồng việt: BĐS 2015 sẽ không xuất hiện “bong bóng” như 2007

Phân tích về thị trường BĐS, chứng khoán Rồng Việt đã đưa ra bản nhận định nhật ký tư vấn về thị trường BĐS 2015, những khuyến cáo cho nhà đầu tư…

Tóm tắt:

- Thị trường Bất động sản thời kỳ hoàng kim những năm 2007

- Thị trường bất động sản 2015, những yếu tố tích cực tác động

- Nhận định cơ hội đầu tư những cổ phiếu của ngành bất động sản


Chứng khoán Rồng Việt vừa công bố bản tin phân tích về thị trường chứng khoán và bất động sản. Đáng chú ý nhất trong bản tin này là quan điểm của Rồng Việt cho rằng BĐS 2015 sẽ không xuất hiện “bong bóng” như 2007. Năm 2007-2015 chặng đường 8 năm không quá dài, nhưng với ngành Bất động sản, đó là một cung đường với rất nhiều biến động, nhiều “nút” ngoặt.

Năm 2007 có thể xem là thời kỳ hoàng kim của kinh doanh bất động sản. Mọi yếu tố cần thiết đều có vẻ như ủng hộ hoàn toàn cho ngành bất động sản. Về phần vốn, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều dưới 10%, vay mua bất dộng sản cũng không nằm trong danh mục bị hạn chế, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa nghĩ đến vấn đề tăng hệ số rủi ro đối với vay mua BĐS.

Hơn nữa, cuối 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO, dòng vốn ngoại đổ về Việt Nam là rất lớn, nhiều ngành nghề đã thu hút được nguồn vốn FDI, đặc biệt là bất động sản. Hơn nữa, thời điểm 2006-2007, TTCK đang lao dốc, dòng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đang tìm một điểm đến mới, và BĐS là một sự lựa chọn tất yếu lúc đó.

Chính tất cả những yếu tố thuận lợi đó, thị trường Bất động sản 2007 có dịp trỗi dậy. Các giao dịch mua bán rầm rộ diễn ra. Các nhà đầu cơ nhảy vào cuộc chơi, và “bong bóng” BĐS đã hình thành. Chính những “quả bóng” bị thổi phồng mãi không xẹp đó, mà BĐS đã có một năm thăng hoa, các nhà đầu tư tha hồ “lướt sóng” – thuật ngữ chỉ để trong ngành chứng khoán lúc này cũng hợp với cả ngành kinh doanh BĐS.

Thế nhưng “bong bóng” rồi cũng sẽ xẹp. Cơn sốt của BĐS năm 2007 qua đi, thị trường BĐS đóng băng hoàn toàn. Nguyên nhân hàng đầu phải tính đến việc thị trường BĐS sau một thời gian nổi sóng đã tự điều chỉnh để về với giá trị thực, một phần nữa cũng vì khủng hoảng của nền kinh tế trong nước và thế giới. Nhà nước xiết chặt đầu tư BĐS.

Chỉ đến năm 2014 vừa qua, thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu ấm dần lên, các nhà đầu tư đã bắt đầu quay lại với thị trường BĐS, thì các dấu hiệu tốt cũng đã bắt đầu quay lại với BĐS.

Việc Ngân hàng nhà nước giảm hệ số rủi ro cho vay BĐS xuống còn 150% thay vì 250% như trước đây (Xem thêm), hay việc nới lỏng điều kiện cho vay đối với gói 30.000 tỷ, và sắp tới đây sẽ có gói 50.000 tỷ cho nhà ở thương mại, (Gói 50.000 tỷ: ai sẽ được vay?) rồi việc giảm lãi suất cho vay và kéo dài thời gian vay là những động thái tích cực từ phía NHNN. Đó cũng là một sự hỗ trợ không hề nhỏ cho BĐS, giúp những người cần mua nhà thực sự có cơ hội, và giảm lượng tồn kho BĐS xuống đáng kể.

Bên cạnh đó, việc tháng 11/2014, Luật nhà ở sửa đổi chính thức được Quốc hội thông qua. Mặc dù đến 7/2015 mới chính thức có hiệu lực, nhưng tác động của nó lên thị trường BĐS là rất lớn. Luật nới lỏng điều kiện cho phép người Việt nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được thuê mua nhà tại Việt Nam. Đây là một động thái nhằm thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ngay từ bây giờ, các chu đầu tư, các nhà kinh doanh BĐS đã chuẩn bị sẵn sàng, để đến thời điểm then chốt có đủ hàng đáp ứng nguồn cầu của thị trường. Chứng khoán Rồng Việt đã thống kê những dự án nổi bật sẽ bung hàng trong năm 2015.

Không chỉ có Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS sửa đổi cũng đồng thời được Quốc hội thông qua. Đây được coi như một đảm bảo, là hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư yên tâm. Với các điều kiện đưa ra, các doanh yếu kém sẽ bị thanh lọc. Người mua nhà sẽ yên tâm hơn khi những vụ lừa đảo “mua nhà trên giấy” sẽ khó xảy ra. (xem thêm). Các doanh nghiệp muốn kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai phải đấp ứng được một số điều kiện gắt gao hơn.

Mới đây, Nghị định PPP ra đời, mở thêm cơ hội cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạn tầng, các ngành dịch vụ công cộng.

Với tất cả các yếu tố thuận lợi đó, thị trường BĐS hoàn toàn có thể phục hồi và có dấu hiệu “nóng” lên. Tuy thế, theo nhận định của các chuyên gia Chứng khoán Rồng việt, hiện tượng “bong bóng” như năm 2007 sẽ không xảy ra, cơn sốt nhà đất như năm 2007 sẽ khó có thể lặp lại.

Dựa trên những nhận định về thị trường BĐS đó, Chứng khoán Rồng việt đã thống kê Top những cổ phiếu giao dịch nhiều nhất và Top các cổ phiếu mua bán ròng của NĐTNN

Theo đó, Chứng khoán Rồng việt nhậ định, một số cổ phiếu của ngành BĐS được khuyến nghị đầu tư. Trong đó các mã PLC, HUT, KBC, VIC được cho là có triển vọng đầu tư nhất.

Thanh Mai

Thanh Hiên

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên