MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thợ điện, thợ mộc, thợ nề... là những công việc khó tìm nhân lực nhất trong 5 năm liên tiếp

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam”, sáng 14/11.

Ông Simon Matthews, Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam (tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp nhân lực) cho rằng, doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong trong tìm người lao động. 40% trong 42.000 doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, mức cao nhất kể từ năm 2007.

Các loại công việc đòi hỏi tay nghề (thợ điện, thợ mộc, thợ nề...) vẫn được xếp vào loại công việc khó tìm nhân lực nhất trong 5 năm tiếp theo. Trong danh sách 10 ngành nghề khó tuyển dụng nhân sự nhất có thể kể đến các vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đại diện bán hàng, kỹ sư, ky thuật và tài xế, nhân viên tài chính kế toán, nhân viên văn phòng, sản xuất và vận hành máy,...

Tuy nhiên, cách mạng công nghệ 4.0 có thể "phá vỡ" thị trường lao động, tự động hóa sẽ thay thế lao động chân tay, và nguy cơ hàng triệu lao động có thể mất việc. "Cách mạng công nghệ 4.0 mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức". Ngay tại Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân do tình trạng “chảy máu chất xám” và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chưa tới 20%.

Đại diện ManpowerGroup nhận định, người lao động đang rất cần các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Người lao động cũng cần phải chú trọng phát triển kỹ năng nhằm đảm bảo khả năng tìm việc và phát triển bền vững.


Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thừa nhận, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số đã đặt ra nhiều thách thức cho lĩnh vực dịch vụ việc làm. Dịch vụ việc làm sẽ phải được tổ chức tốt hơn, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường lao động, phương thức,... để hỗ trợ được doanh nghiệp và người chủ sử dụng lao động.

“Chúng ta biết rằng việc làm này mất đi sẽ xuất hiện việc làm mới. Trách nhiệm của những người quản trị thị trường lao động là phải liên kết, phối hợp, hợp tác với các tổ chức để tận dụng được các cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ, kinh nghiệm của cá tổ chức để vận hành tốt hơn thị trường lao động” – ông Doãn Mậu Diệp khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, tại Hội nghị APEC Việt Nam 2017 các nền kinh tế thành viên đã đồng thuận rằng, phải đào tạo nhân lực thích ứng với những nhu cầu của sự biến đổi tác động của kỷ nguyên số. Trách nhiệm của mọi nền kinh tế là cung cấp những kiến thức, kỹ năng mới cho người lao động để họ thích ứng được trong kỷ nguyên số.

Mặt khác, người lao động phải luôn tìm cách thích nghi với sự thay đổi thông qua việc nâng cao, làm mới các kỹ năng của mình. Hiên nay, trên thị trường lao động đang tồn tại tổ chức mạng lưới việc làm công và tổ chức việc làm tư nhân. Đây là những định chế trung gian, kết nối người lao động và doanh nghiệp, cũng như các đối tác khác như cơ sở đào tạo, nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các doanh nghiệp cho thuê lao động, các cơ quan kế hoạch hóa, dự báo thị trường lao động để chuẩn bị tốt hưn cho phát triển nhân lực.

DQ

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên