MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám sát chặt để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư

13-02-2014 - 16:24 PM | Xã hội

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc sáng 13/2.

Sáng ngày (13/2), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát đã làm việc với Bộ KH&ĐT về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 – 2012”.


Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương trình bày tại buổi làm việc, những kết quả mà các cấp, các ngành đã đạt được trong gần 10 năm qua đối với công cuộc giảm nghèo là rất đáng khích lệ, nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo đã phát huy hiệu quả tích cực, thông qua việc đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, nước sạch…); mục tiêu giảm nghèo luôn vượt kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, hoàn thành trước mục tiêu giảm 50% hộ nghèo vào năm 2015 và điều này đã được quốc tế ghi nhận.

Thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 – 2013, tổng kinh phí vốn đầu tư phát triển bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo là 10.928,384 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2005 – 2012, tổng vốn ODA ký kết tính riêng cho lĩnh vực giảm nghèo theo giá trị hiệp định đạt trên 3.628 triệu USD, trong đó vốn vay là 3.220 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 408 triệu USD.

Đa số các đại biểu tham dự buổi làm việc đều ghi nhận một thực tế là dù Nhà nước đã ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực giảm nghèo nhưng mức đầu tư, hỗ trợ chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Trong khi đó, vẫn còn địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, tỷ lệ bố trí vốn phần lớn dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhưng lại đầu tư thiếu tập trung, dứt điểm, còn dàn trải, chưa đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chính vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho rằng, để có thể sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho giảm nghèo thì cần phải thay đổi tư duy trong phân bổ nguồn lực.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, để tránh sự chồng chéo cũng như đảm bảo tính khả thi, phù hợp của các chính sách về giảm nghèo thì cần phải tăng cường phản biện xã hội, lấy ý kiến của nhiều tổ chức xã hội trước khi ban hành các chính sách về giảm nghèo cũng như những kết quả đạt được trong công cuộc giảm nghèo.

Có như vậy, mới tránh được tình trạng chính sách mới ban hành nhưng không có đủ nguồn lực thực hiện, đảm bảo tính khả thi và minh bạch của chính sách trong lĩnh vực giảm nghèo...

Theo T.Thủy – B.Thảo

cucpth

VOV online

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên