MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sớm có cơ chế cho chuyển dịch phi công

14-01-2015 - 08:09 AM | Xã hội

Hôm qua (13/1), trao đổi với chúng tôi, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh khẳng định, việc cả trăm phi công của Vietnam Airlines báo ốm, xin nghỉ việc cùng lúc chỉ có thể nói là một sự bất thường.

Theo ông Thanh, trước mắt cần có hỗ trợ nhất định với Vietnam Airlines, cụ thể trong trường hợp này phải sớm có cơ chế cho chuyển dịch phi công.

Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Ông Thanh cho rằng, gốc rễ của sự việc nêu trên là do chính sách và cơ chế đảm bảo nguồn nhân lực của Vietnam Airlines chưa thực sự tốt.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2015 của Vietnam Airlines, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã chỉ rõ “Vietnam Airlines đang phấn đấu trở thành hãng hàng không bốn sao. Đã là hàng không bốn sao, thì nhân lực cũng phải bốn sao, chế độ chính sách cũng phải bốn sao. Chế độ chính sách phải dựa trên cơ chế thị trường, không thể động viên tinh thần mãi, không thể giữ người chỉ bằng truyền thống, bằng màu cờ sắc áo”, ông Thanh khẳng định.

Ông Thanh cho rằng, giải pháp cho Vietnam Airlines cũng phải xoay quanh trục này. Hay nói cách khác, Vietnam Airlines phải có cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi hợp lý cho người lao động.

Theo ông Thanh xảy ra cả trăm phi công báo ốm, xin nghỉ việc là do nguồn cung phi công của xã hội chưa nhiều. Do đó, giải pháp lâu dài là phải hoàn thiện hệ thống đào tạo huấn luyện về nhân lực kỹ thuật cao. Cùng đó, phải ban hành các văn bản QPPL liên quan đến quản lý phi công. “Đây cũng chính là nhiệm vụ Bộ trưởng đã giao cho chúng tôi”, ông Thanh nhấn mạnh.

Riêng đối với trường hợp của Vietnam Airlines, ông Thanh cho rằng, Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, được Nhà nước giao nhiệm vụ vừa đảm bảo phát triển KT-XH, vừa là lực lượng dự bị của an ninh quốc phòng. Điều này có nghĩa là Vietnam Airlines phải có cả một chiến lược phát triển được Thủ tướng phê duyệt, có cả một kế hoạch sản xuất kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.  Khi đã là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, trong những trường hợp cấp bách, Nhà nước nhìn thấy nguy cơ ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược, rõ ràng là phải  áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Do đó, ông Thanh cho rằng, trước mắt cần có hỗ trợ nhất định với Vietnam Airlines, cụ thể trong trường hợp này phải sớm có cơ chế cho chuyển dịch phi công.

“Vừa qua, Bộ trưởng Thăng đã chỉ đạo Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác với lực lượng phi công của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất trong Chỉ thị của Bộ trưởng là việc yêu cầu Vietnam Airlines điều chỉnh chế độ tiền lương cho lực lượng lao động kỹ thuật cao trong quý I năm nay, để  không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy hiếp hoạt động bay của Tổng công ty. Ngoài ra, Vietnam Airlines cần thực hiện những giải pháp cấp bách về tư tưởng, giáo dục để ổn định tình hình; có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật cao”, ông Thanh cho biết.

Về việc có nên tính đến việc đền bù khi phi công quyết định chấm dứt hợp đồng, ông Thanh  khẳng định rõ ràng phải tính đến điều này. Vì giá trị của phi công được tính bằng việc anh đã bay bao nhiêu giờ an toàn và cả việc anh bay  cho một hãng hàng không có hệ thống an toàn như thế nào, tốt hay không. Ngoài chi phí đào tạo huấn luyện, chúng ta phải nghĩ đến việc có một cơ chế đền bù khi phi công quyết định chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi sẽ sớm hoàn thiện việc xây dựng cơ chế này.

Mức lương cho cơ trưởng sẽ tăng 

Trước đó, trong buổi họp báo làm rõ những thông tin xung quanh vấn đề thu nhập của phi công cũng như việc phi công hãng này bất ngờ báo ốm hàng loạt bất thường dịp Tết Dương lịch vừa qua, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh  cho biết:  “Mức lương hàng tháng mà Vietnam Airlines trả cho cơ trưởng máy bay B777, A330 từ tháng 9 đến hết năm 2014 là 132 triệu đồng, A321 là 115 triệu đồng và ATR 72 là 100 triệu đồng.

Con số này dự kiến sẽ tăng lên lần lượt là 177 triệu, 158 triệu và 121 triệu đồng vào tháng 7/2015 sau hai đợt tăng lương tiếp theo trong năm 2015. Ngoài ra, mức lương mà VNA trả cho cơ trưởng giáo viên và cơ trưởng thanh tra bay còn cao hơn nhiều, mức cao nhất hiện tại là 167 triệu đồng/tháng, dự kiến lên tới hơn 210 triệu đồng từ tháng 7 năm nay” .

Với mức tăng trưởng theo ông Minh là “hai con số mỗi năm”, kể từ nửa cuối 2015, ông Minh khẳng định, Vietnam Airlines đã thực hiện được mặt bằng lương theo cam kết với người lao động là thu nhập đạt mức khoảng 80% so với mặt bằng khu vực hay nói cách khác là thu nhập của người nước ngoài mà Vietnam Airlines đang trả cho phi công nước ngoài.

Ông Minh cũng nhấn mạnh rằng, thu nhập của phi công ở đây được hiểu là thu nhập trước thuế, với phi công nước ngoài là mức trả cho công ty quản lý phi công, đơn vị đứng ra ký hợp đồng với VNA.

Theo Thanh Bình

 

 

PV

Báo Giao thông vận tải

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên