MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Vinashinlines nợ lương kéo dài?

13-04-2015 - 09:16 AM | Xã hội

Thời gian gần đây, nhiều thuyền viên từng làm việc tại Cty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) gửi đơn đến cho chúng tôi kêu cứu do bị Cty này nợ nhiều tháng lương. Do chưa được trả nợ lương và thiếu việc làm nên đời sống gia đình họ lâm vào tình cảnh rất khó khăn...

Nhiều thuyền viên từng làm việc trên nhiều tàu khác nhau của Vinashinlines đều bị Cty này nợ lương, có người bị nợ đến cả trăm triệu đồng, thời gian nợ kéo dài nhiều năm nay gây bức xúc.

Do đóng BHXH ở nơi khác?

Theo đơn phản ánh của một số thuyền viên từng làm việc tại Vinashinlines (địa chỉ tại CC1, I.3.1 Trần Thủ Độ, khu đô thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội), họ bị Cty nợ lương nhiều tháng vào các năm 2010 và 2011.

Trong đó, người ít như anh Vũ Sĩ Uyên - thuyền viên máy 2 (2E) làm việc trên tàu Hoa Sen - bị Cty nợ 4 tháng lương, người nhiều như anh Bùi Huy Tùng - 2E, làm việc trên tàu Vinashinlines 2 - bị nợ tới 9 tháng lương. Anh Bùi Quyết Thắng cũng bị Cty nợ lương 6 tháng với số tiền là 136 triệu đồng.

Theo các thuyền viên, tổ thẩm định hồ sơ và kinh phí trả lương thuộc TCty Hàng hải VN (Vinalines) đã loại bỏ danh sách những NLĐ thuộc diện ký HĐLĐ trực tiếp với Cty nhưng lại đóng BHXH ở nơi khác ra khỏi quy chế đã duyệt của Văn phòng Chính phủ cho phép Cty được vay kinh phí Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN để trả lương cho thuyền viên giai đoạn 2012 - 2013.

Về việc này, ông Nguyễn Văn Chung - Phó ban Tổ chức Tiền lương Vinalines - cho rằng, Vinashinlines làm văn bản vay lương đều lập danh sách (cả NLĐ tham gia và không tham gia BHXH). Nhưng khi duyệt hồ sơ, Ngân hàng Phát triển VN (VDB) đã từ chối cho vay trả lương các đối tượng không tham gia BHXH của DN.

Trước việc VDB từ chối cho vay trả lương các đối tượng không tham gia BHXH, Vinashinlines đã có nhiều văn bản gửi Sở Giao dịch 1 của VDB và Vinalines cũng đã có công văn gửi Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính để giải thích rõ: Do DN phát triển nhanh, tình hình LĐ (thuyền viên) chất lượng cao không đảm bảo cung cấp cho đội tàu nên đã phải thuê ngoài nguồn LĐ này (là những LĐ chủ yếu đều đã tham gia BHXH tại các đơn vị chủ quản, nên khi đi công tác cho Vinashinlines đều không đóng BHXH).

Đây là đặc thù của LĐ ngành hàng hải, DN nào cũng có. Tuy nhiên, đến nay VDB vẫn chưa cho vay trả lương các đối tượng không tham gia BHXH của DN.

Thuyền viên New Phoenix lại tiếp tục… khổ

Đáng chú ý, hiện còn 15 trường hợp thuyền viên của tàu New Phoenix đang bị Cty nợ tổng cộng 3 tháng lương và tiền ăn với số tiền gần 900 triệu đồng. Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Xuân Răm - nguyên máy trưởng tàu New Phoenix của Vinashinlines - cho biết: Ông và 14 thuyền viên khác trên tàu bị Cty nợ lương đã hơn 2 năm nay vẫn chưa được thanh toán.

Theo ông Răm, suốt từ tháng 5.2012 cho đến tháng 3.2013, tàu New Phoenix bị đăng kiểm nước ngoài giữ nằm tại Đại Liên (Trung Quốc), cực khổ vô cùng, nhưng lúc về đến Việt Nam, Cty trả lương có 7 tháng, còn lại nợ và hứa sẽ thanh toán khi bán được tàu.

Tuy nhiên, khi tàu được bán, anh em lên hỏi lương thì Cty toàn... hứa. Trong số 15 thuyền viên nói trên, người bị nợ lương nhiều nhất là thuyền trưởng Trần Công Định (gần 143 triệu đồng). Người bị nợ lương ít nhất là thợ máy Đặng Quốc Việt (gần 14 triệu đồng).

Ngoài ra, chính ông Đặng Xuân Răm và ông Phạm Anh Chín (bếp trưởng), Phạm Văn Lưu (thủy thủ trưởng), Hoàng Hữu Hàng (thợ máy), Trần Hồng Quân (thợ máy) phản ánh cũng bị Vinashinlines nợ lương 3 - 5 tháng khi làm trên tàu New Energy; thuyền viên Lại Đình Nghị bị nợ 3 tháng lương khi làm việc ở tàu New Star.

>>>Thủy thủ của Vinashinlines trước nguy cơ phải “tự bơi”!

Theo Nhóm PV

PV

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên