MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Trục đường tâm linh” Mỹ Đình - Bái Đính: Trên cả sự lãng phí?

Chủ đầu tư Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) đã đưa ra 3 phương án để xây dựng trục đường tâm linh Mỹ Đình – Bái Đính với mức kinh phí có thể lên tới 4.300 tỷ đồng.

Mục đích của tuyến đường, theo diễn giải, để phục vụ nhu cầu du lịch của 6,5 triệu người dân Hà Nội. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế rất khó khăn, một con đường hoành tráng, tồn tại song song với các giá trị đang có, có phải là trên cả sự lãng phí?

Để làm gì - 3 phương án?

Ngày 15-7, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2027/QĐ-BGTVT cho phép lập Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo đó, Dự án sẽ bắt đầu nút giao giữa trục kinh tế phía Nam với đường Vành đai 4 (Hà Nội) và kết thúc tại cầu Trường Yên thuộc địa huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tổng chiều dài 78 km, đi qua địa phận 4 tỉnh thành là Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình và Ninh Bình.

Điểm đầu của Dự án sẽ từ tại Km0 – Km31+850 đường trục kinh tế phía Nam thuộc địa phận xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Điểm cuối tại Km52+500 trên đê Hoàng Long (QL38B), huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trên tuyến có một số đoạn tuyến đã được triển khai xây dựng theo các dự án khác nên tổng chiều dài toàn tuyến nghiên cứu thực tế là 52,5 km. Dự án hình thành đường ô tô cấp II, tốc độ 100km/h, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe.

Trên cơ sở chấp thuận đầu tư của Bộ GTVT, đầu tháng 10 Tổng cục Đường bộ đã đưa ra 3 phương án đầu tư với những khoản kinh phí khác nhau. Cụ thể, phương án 1, đi theo hướng ĐT477B. Ưu điểm của hướng tuyến này là chiều dài tuyến ngắn hơn khoảng 1km. Nhược điểm của phương án là đi qua khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Phương án này có tổng dự toán khoảng 3.400 tỷ đồng.

Phương án 2, đi theo phía bắc núi Đồng Quyển có ưu điểm tránh ảnh hưởng đến phần lõi khu bảo tồn sinh thái Vân Long, kết nối thuận lợi với QL1A. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ ảnh hưởng đến vùng đệm khu Vân Long, tuyến dài hơn, phân bổ mạng không hợp lý. Phương án có mức kinh phí khoảng 3.500 tỷ đồng. Phương án 3, đi tránh về hướng tây có ưu điểm không ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn, du lịch Vân Long. Tuy nhiên, tuyến dài hơn trên 6 km, khối lượng công trình, GPMB lớn. Phương án này có tổng dự toán lên đến 4.300 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, việc xây dựng tuyến đường Mỹ Đình - Bái Đính không chỉ bổ sung, hỗ trợ mạng lưới giao thông quốc gia theo tuyến Bắc Nam mà còn là tuyến đường kết nối các điểm du lịch Bái Đính – Ba Sao – Chùa Hương với Thủ đô Hà Nội. Dự án chỉ là nối liền 3 dự án đã có sẵn (Chùa Hương – Mỹ Đình, Mỹ Đình – Ba Sao và Ba Sao – Bái Đính), vì vậy chi phí thấp, hiệu quả vốn đầu tư sẽ rất cao.

Tuy nhiên, đứng ngoài góc độ của chủ đầu tư, việc xây dựng dự án dường như đang có sự chồng chéo, thậm chí lãng phí thừa thãi khi các tuyến đường hiện có đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Cụ thể, đó là tuyến đường sắt, tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, thậm chí cả đường cao tốc Bắc Nam đã và đang hình thành.

Khai thác chưa hết, hình thành thêm 3 phương án với mức kinh phí dù 3.400 tỷ hay 4.300 tỷ đồng, sự lãng phí quá lớn, cho dù đó là cho "tâm linh”. "Một năm lễ chùa được mấy tháng? Hình thành thêm tuyến đường, trong khi các tuyến có sẵn chưa khai thác hết công suất sử dụng, thì trên cả sự lãng phí. Hệ thống giao thông Việt Nam đang cần nguồn vốn cho những dự án trọng điểm khác. 3 phương án, sai lầm từ mục đích ban đầu, không nên cứ tiếp tục trong thời điểm kinh tế khó khăn này”, một chuyên gia kinh tế cho biết.



Đường vào Bái Đính


Ai có thể phủ quyết?

Điều này là chặng đường gian nan, đòi hỏi sức mạnh của không chỉ lòng dân, mà cả sự quyết tâm của cấp cao nhất. Bộ GTVT ra quyết định, thành lập dự án. Liệu Bộ GTVT có "hiểu” lòng dân rồi để phủ quyết? Trên Bộ GTVT là Nhà nước, liệu có thể phù quyết? Tầm nhìn tương lai, dựa trên giá trị đang có, sự lãng phí khi hiện thị, cần xem xét đúng mức, để có được những quyết định tối ưu nhất.

Có thể ví dụ con đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, hoặc cao tốc Nội Bài. Cách đây ít năm được coi là hoành tráng nhất nước. Nhưng với sự phát triển không ngừng bây giờ, những con đường đó trở thành lỗi thời, cũ kỹ. Đó là cơ sở để hình thành những con đường lớn hơn: Quốc lộ 1A mở rộng, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mới, đường Hồ Chí Minh… Đó là tầm nhìn chiến lược, được sự đồng thuận của nhân dân.

Cũng nhắc tới con đường tâm linh Hồ Tây – Ba Vì cách đây không lâu. Đa số nói "không”, vì mục đích sử dụng không hài hòa các lợi ích và gây lãng phí. Tán thành hay không tán thành. Tầm nhìn chiến lược và thời điểm. Đó là các giá trị tốt nhất để đưa ra phán quyết cho từng dự án.

Theo Tuấn Việt

ngatt

Đại Đoàn Kết

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên