MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: 'Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt'

27-11-2022 - 14:56 PM | Lifestyle

Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: 'Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt'

Không giống hình dung của nhiều người về cảm giác nhẹ nhõm sau khi trả hết nợ để sở hữu hoàn toàn căn nhà, doanh nhân Graham Cochrane cảm thấy hối hận không lâu sau đó.

Graham Cochrane là người sáng lập The Recording Revolution và là tác giả của cuốn ” How to Get Paid for What You Know ”. Anh đã hướng dẫn giúp hơn 3.000 người thành lập, cải thiện công việc kinh doanh của mình.

Ba năm trước, Graham Cochrane đã làm được một việc mà hầu hết mọi người đều mong muốn: Trả hết nợ thế chấp để sở hữu hoàn toàn 2 căn nhà, một là nơi ở chính và hai là căn nhà 3 phòng ngủ mà vợ chồng anh cho thuê với giá 1.500 USD/tháng.

Anh cảm thấy mình đang đi đúng hướng về tài chính: chính thức không còn nợ nần, blog âm nhạc và công việc bán các khóa học kinh doanh của anh đều sinh lời. Tổng thu nhập 1 năm của người đàn ông này có thể lên đến hơn 1 triệu USD. Trước đó, gia đình Cochrane từng trải qua khoảng thời gian vật lộn sau khi anh thất nghiệp, từng phải sống nhờ phiếu thực phẩm nên anh càng trân trọng thực tại tốt đẹp này.

Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt - Ảnh 1.

Thế nhưng ở tuổi 39, Cochrane lại cảm thấy hối hận khi trả hết 2 khoản thế chấp của mình. Chỉ một năm sau khi thanh toán xong số tiền này, anh và vợ đăng ký cho các con gái học một trường cách nhà 1 tiếng chạy xe.

Dù rất muốn khoảng cách gần hơn nhưng phần lớn tiền của gia đình đã gắn vào bất động sản. Các lựa chọn bị hạn chế và Graham Cochrane cảm thấy "bị mắc kẹt". Trải nghiệm này đã giúp anh rút ra một số bài học quan trọng.

1. Có triết lý về tiền bạc của riêng bạn

Thời niên thiếu, Cochrane không được nhiều về tiền bạc, nhưng anh biết mình cần sắp xếp tài chính ổn định sau khi kết hôn ở tuổi 22. Vì vậy, người đàn ông này tìm đến những cuốn sách phát triển bản thân và các chuyên gia để được hướng dẫn.

Chứng kiến cảnh gia đình và bạn bè vật lộn với nợ nần trong suốt cuộc đời, anh bị lôi kéo và nghe theo những lời khuyên về tiền bạc ủng hộ việc không vay nợ, kể cả nợ thế chấp. Nhưng sự thật là mỗi người khác nhau có những tình huống khác nhau.

Sau khi bán ngôi nhà cũ, Cochrane quyết định mua một căn nhà mới gần trường học của các con gái nhưng anh chỉ đặt cọc 50% cho ngôi nhà này và đầu tư 50% giá trị còn lại của ngôi nhà mới vào một quỹ chỉ số. Anh tuân theo triết lý tiền bạc của riêng mình thay vì nghe người khác.

Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt - Ảnh 2.

2. “Lựa chọn nào sẽ giúp tôi ngủ ngon hơn vào ban đêm?”

Tiền bạc có thể là nguyên nhân gây ra căng thẳng và khó khăn, và trong một số trường hợp, bạn không nên để cảm xúc chi phối các quyết định của mình.

Cochrane cho rằng có một ngôi nhà trả góp sẽ làm anh bớt căng thẳng. Hóa ra, một ngôi nhà trả góp với số tiền ban đầu ít ỏi đã phá hỏng giấc ngủ của anh. Anh cần phải kiếm nhiều tiền hơn để trả khoản nợ thế chấp.

Theo triệu phú 39 tuổi này, khoản đầu tư 50% giá trị ngôi nhà vào một quỹ chỉ số không chỉ là một nỗ lực để làm giàu mà còn để anh yên tâm rằng mình có thể sử dụng tiền trong trường hợp khẩn cấp hoặc cho một thay đổi lớn trong cuộc sống.

Nếu bạn chuẩn bị đưa ra một quyết định tài chính lớn, hãy thực hiện một “bài kiểm tra giấc ngủ”. Trong bất kỳ tình huống tài chính nào, hãy tự hỏi: “Lựa chọn nào sẽ giúp tôi ngủ ngon hơn vào ban đêm?”.

Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt - Ảnh 3.

3. Mục tiêu tiền bạc của bạn phải liên tục phát triển

Ban đầu, Cochrane vẫn tin rằng thoát khỏi nợ thế chấp có thể là một mục tiêu tuyệt vời, nhưng phải mất một thời gian anh mới thừa nhận rằng mục tiêu của mình đang thay đổi.

Lúc đầu, người đàn ông này chỉ lo kiếm đủ tiền để nuôi gia đình. Sau đó, anh quan tâm đến việc thoát khỏi nợ nần và sử dụng tất cả lợi nhuận kinh doanh của mình để trả nợ.

Nhưng bây giờ, với thu nhập 1,6 triệu USD/ năm, việc giữ tiền và xây dựng sự giàu có là những mục tiêu trọng tâm hơn. “Tôi cũng cố gắng cống hiến nhiều hơn: Mục tiêu của tôi là quyên góp 50% lợi nhuận từ việc kinh doanh cho nhà thờ của mình và những điều tôi tin tưởng”, Cochrane chia sẻ.

Bạn có thể tập trung vào một mục tiêu nào để giúp tất cả các mục tiêu khác của bạn trở nên dễ dàng đạt được hơn trong tương lai? Là trả hết nợ? Tăng thu nhập của bạn? Bắt đầu một tài khoản đầu tư? Không có câu trả lời đúng — chỉ có câu trả lời thúc đẩy bạn hành động.

Theo CNBC Make It

Hồng Nhung

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên