MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, nhưng uống thế nào để không phản tác dụng?

27-02-2022 - 09:29 AM | Sống

Cà phê chứa hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học góp phần vào những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó.

Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thức uống này được biết đến nhiều nhất với hàm lượng caffein cao, giúp người tiêu thụ giữ tỉnh táo. Với sự phổ biến của cà phê, một số nghiên cứu đã xem xét tác động của nó đối với sức khỏe, cả trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh những nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có hại cho cơ thể, việc tiêu thụ loại đồ uống này có liên quan đến lợi ích sức khỏe. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét ảnh hưởng của caffeine đối với não. Tuy nhiên, uống cà phê tốt cho não ở mức độ nào?

Vào năm 2017, 676 người đàn ông khỏe mạnh sinh từ năm 1900 đến 1920 từ Phần Lan, Italy và Hà Lan đã tham gia vào một nghiên cứu kéo dài 10 năm. Mục đích của cuộc nghiên cứu này là để xem liệu cà phê có bảo vệ họ khỏi sự suy giảm nhận thức hay không.

Hoạt động nhận thức được đánh giá bằng cách sử dụng bài kiểm tra trạng thái tâm thần nhỏ (0-30 điểm, điểm số cao hơn cho thấy hoạt động nhận thức tốt hơn). Hiệu quả lớn nhất được thấy ở những người uống ba tách cà phê mỗi ngày. Những người tiêu thụ lượng cà phê dù ít hay nhiều, sẽ thấy ít tác động đáng kể hơn.

Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, nhưng uống thế nào để không phản tác dụng? - Ảnh 1.

Cà phê có thể bảo vệ não và hỗ trợ trí nhớ như thế nào?

Là bác sĩ tâm lý dinh dưỡng, giảng viên tại Trường Y Harvard, Uma Naidoo bị thuyết phục bởi mối quan hệ tích cực giữa cà phê và sức khỏe tâm lý. Cô đã gợi ý những cách sử dụng cà phê để hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Thứ nhất, caffeine làm tăng serotonin và acetylcholine, có thể kích thích não và giúp ổn định hàng rào máu não. 

Thứ hai, những vi chất dinh dưỡng polyphenol trong cà phê có thể ngăn ngừa tổn thương mô bởi các gốc tự do, cũng như tắc nghẽn mạch máu não.

Thứ ba, nồng độ cao của trigonelline được tìm thấy trong hạt cà phê cũng có thể kích hoạt chất chống oxy hóa, bảo vệ các mạch máu não. Ngoài ra, trigonelline không ổn định ở nhiệt độ cao và trong khi rang nó tạo thành axit nicotinic, còn được gọi là niacin (vitamin B3).

Caffeine có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm tâm trạng, thời gian phản ứng, sự cảnh giác, chú ý, học tập, chức năng tâm thần chung.

Tuy nhiên, không phải mọi chất trong cà phê đều hữu ích. Ví dụ, cà phê chưa lọc chứa các loại dầu tự nhiên được gọi là diterpenes, làm tăng mức cholesterol LDL. Nó có khả năng dẫn đến dày và cứng thành động mạch trong não.

Trong trường hợp bạn đang cố gắng hoặc đang mang thai, cho con bú, nhạy cảm với caffeine, đang dùng thuốc hoặc sống với tình trạng bệnh tiềm ẩn, bạn cần tư vấn ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để quyết định lượng caffeine thích hợp cho bản thân.

Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, nhưng uống thế nào để không phản tác dụng? - Ảnh 2.

Theo Healthline, cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. 

Việc tiêu thụ cà phê thường xuyên với lượng vừa phải có liên quan đến việc giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Một nghiên cứu tổng quan đã báo cáo nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 29% ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày. Tiêu thụ 5 cốc dường như không mang lại nhiều lợi ích, cho thấy rằng nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn.

Cách pha cà phê giúp tăng cường trí não

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Uma Naidoo nhận thấy cà phê có nhiều tác dụng tốt khi uống điều độ. Chuyên gia gợi ý bạn tiêu thụ ít hơn 400 miligam caffein. Đây cũng là liều lượng mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo người lớn khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ.

Đặc biệt, bạn nên dùng hạt cà phê rang đậm, mới xay. Điều này làm giảm các hóa chất không mong muốn trong đồ uống.

Dưới đây là cách Uma Naidoo uống cà phê để tối đa hóa lợi ích tăng cường trí não:

1. Rèn luyện trí thông minh của cơ thể

Cà phê không phù hợp với tất cả mọi người và nó có thể có tác dụng phụ, đặc biệt là nếu uống quá nhiều.

Để quyết định lượng caffeine cần tiêu thụ, bạn hãy điều chỉnh trí thông minh cơ thể bẩm sinh của bạn. Điều này có nghĩa là thừa nhận thức ăn và đồ uống khiến bạn cảm thấy như thế nào, sau đó hành động cho phù hợp. Nếu cà phê không khiến bạn cảm thấy dễ chịu sau khi uống, có thể nó không tốt cho cơ thể của bạn.

Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, nhưng uống thế nào để không phản tác dụng? - Ảnh 3.

2. Biến cà phê trở thành một phần của thói quen buổi sáng

Các thói quen buổi sáng có thể giúp tăng cường trí não và cảm giác có mục đích. Sau khi thiền vào buổi sáng, Uma Naidoo sẽ uống một ly latte sữa nghệ vàng với chút cà phê espresso.

Trong vài năm gần đây, latte nghệ xuất hiện nhiều hơn trong các quán cà phê. Latte chứa nghệ giúp giảm viêm mạn tính, nguy cơ mắc các bệnh như tim, viêm khớp dạng thấp, và ung thư.

3. Tự pha cà phê tại nhà

Việc tiết kiệm tiền và pha cà phê tại nhà cho bạn tùy chọn sử dụng các nguyên liệu lành mạnh và tránh những loại đã qua chế biến có thể gây viêm ruột và não.

Chẳng hạn, thay vì mua một ly mocha latte có đường, bạn có thể pha cà phê và cacao tại nhà. Uma Naidoo cho biết sự kết hợp này giàu chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm nước cốt dừa không đường để bổ sung chất béo lành mạnh. Một chút quế để tăng cường nhận thức và một giọt vani tạo hương vị.

Theo CNBC

https://cafef.vn/uong-ca-phe-giam-nguy-co-mac-benh-alzheimer-va-parkinson-nhung-uong-the-nao-de-khong-phan-tac-dung-20220226140452521.chn

Lam Phương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên