MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn thị trường xuất khẩu nông sản

Trong những tháng tới, Bộ tập trung tháo gỡ khó khăn, đặc biệt đa dạng hóa thị trường đối với mặt hàng tươi sống; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo định hướng thị trường mới, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Chiều hôm qua, trong phiên thảo luận tại hội trường liên quan đến vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn cũng như tìm đầu ra cho các nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Cao Đức Phát chia sẻ:

Nếu lấy theo giá hiện hành, GDP ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2013 đã tăng hơn 160% so với năm 2012. Tuy tăng mạnh như vậy, nhưng bà con nông nhân ở nhiều nơi vẫn còn thấy khó khăn. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất ở các hộ gia đình quá nhỏ, giá trị tăng thêm không rõ nét, không đồng đều giữa các ngành nghề, khu vực.... Mặt khác, lạm phát đã triệt tiêu một phần giá trị thu được. Tuy nhiên, những con số trên cho thấy một lần nữa xu hướng tăng chậm lại của ngành nông nghiệp. Nguyên nhân chính:

Trog hai năm qua, về thị trường nhu cầu trong nước tăng yếu, nhiều mặt hàng làm ra tiêu thụ khó khăn trong thị trường nội địa, xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Trong khi đó, tác động của những tồn tại về cơ cấu ngành bộc lộ ngày càng mạnh.

Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới tăng nhanh hơn thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Để thực hiện chủ trương này trong gần 1 năm qua, Bộ NN&PT Nông thôn đã triển khai những công việc như sau:

Một, Bộ tổ chức quán triệt chủ trương tái cơ cấu trong bộ và toàn ngành về thống nhất nhận thức và hành động. Theo Bộ trưởng, cản trở lớn nhất đối với tái cơ cấu hiện nay là cách tiếp cận và cách nhận thức.

Hai, Bộ đã xây dựng kế hoạch hành động và chỉ đạo xây dựng 12 đề án chuyên ngành để cụ thể hóa chủ trường về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến và thủy lợi để hướng dẫn các địa phương lựa chọn triển khai các giải pháp ưu tiên bao gồm:

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chấn chỉnh nâng cao hiệu quả khuyến nông, đào tạo nhân lực, đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách trong đó đặc biệt chú ý chính sách thủy sản hỗ trợ ngư dân và chính sách sử dụng đất lúa thông thoáng hơn. Triển khai thực tiễn việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Bộ đã chuyển đổi được gần 100 hecta; phục hồi chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển thủy sản chủ lực, cải tiến thủy nông.

Tuy nhiên, tái cơ cấu là một chủ trương lớn là một quá trình phức tạp và đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, đặc biệt là sự tham gia của địa phương. Tuy vậy, tiến độ đến nay nhìn chung còn chậm. Đến nay mới có 23 tỉnh thành có đề án và kế hoạch hành động, do vậy Bộ nhất trí rằng, Bộ và các Bộ ngành địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa đối với việc thực hiện chủ trương này.

Về tình hình nông nghiệp, nông thôn 5 tháng đầu năm 2014, Bộ trưởng cho biết: Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển  và có xu hướng khả quan hơn. Cụ thể:

Sản lượng lúa gạo tăng 600.000 tấn, được mùa lúa ở cả 3 miền, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long; sản lượng các nông phẩm khác đề tăng; chăn nuôi thì dịch bệnh được kiềm chế và đang có xu hướng phục hồi; thủy sản – sản lượng tăng 3%, trong đó sản lượng đánh bắt đã tăng lên 5,1%; trồng rừng tăng 9% số vụ vi phạm giảm 29%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 12,1 tỷ USD, tăng 10,5%; xây dựng nông thôn mới đang đạt được kết quả.

Tuy vậy, nhưng toàn ngành đang đứng trước những khó khăn, thử thách và có yếu kém: nổi bật là khó khăn thị trường bởi 5 tháng giá trị xuất khẩu tăng 10,5% nhưng riêng tháng 5 xuất khẩu ngành giảm đến 18%, trong đó có nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng bởi thị trường Trung Quốc; thiên tai dịch bệnh đe dọa, Elnino có thể ảnh hưởng đến nước ta; thực hiện tái cơ cấu còn chậm.

Trong những tháng tới, Bộ tập trung tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ xuất khẩu – đa dạng hóa thị trường đối với mặt hàng tươi sống; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành – đặc biệt những ngành hàng gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ theo định hướng thị trường mới, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; Tăng cường năng lực để đối phó với dịch bệnh và thiên tai.

Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên