MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Bùi Trinh: Kinh tế Việt Nam phải thay đổi, dù có vụ giàn khoan hay không

Tưởng như chẳng liên quan, vụ việc giàn khoan của Trung Quốc một lần nữa thúc đẩy tinh thần tự lực tự cường của người Việt, là một động lực tái cơ cấu nền kinh tế nước ta.

Theo phân tích của Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh về các nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém hiệu quả và mang tính gia công, tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất tăng lên xấp xỉ 20 điểm % từ năm 2000-2012, chỉ trong giai đoạn 5 năm 2007 – 2012 tỷ lệ này tăng lên gần 10 điểm %, hàm lượng giá trị gia tăng lan tỏa bởi cầu cuối cùng ngày càng thấp (thấp nhất trong các nước được so sánh trong vùng).

Như vậy có thể thấy dù không có vụ dàn khoan của Trung Quốc thì nền kinh tế Việt Nam nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ có nguy cơ “đau ốm” triền miên và đến một lúc nào đó sẽ không gượng dậy được nữa.

Như vậy cộng cả vụ giàn khoan thì càng cần thực hiện nhanh chóng và quyết liệt thông điệp đầu năm của Thủ tướng, ngoài ra cấu trúc kinh tế cũng cần thay đổi chuyển hướng từ xuất khẩu của khu vực công nghiệp chế biến sang xuất khẩu dịch vụ.

Cũng cần tăng cường phía cung làm tăng cường sản xuất ra các sản phẩm có thể tiêu dùng trong nước và các chính sách ưu đãi cho xuất khẩu cũng cần cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước.

Cần tạo một sân chơi bình đẳng giữa các khu vực sở hữu (kinh tế dân doanh, kinh tế Nhà nước và FDI).

Như vậy, một lần nữa nội lực của nền kinh tế lại được chuyên gia Bùi Trinh khẳng định. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của nhiều chuyên gia trong thời gian vừa qua. Và rằng, tưởng như chẳng liên quan, vụ việc giàn khoan của Trung Quốc một lần nữa thúc đẩy tinh thần tự lực tự cường của người Việt, là một động lực tái cơ cấu nền kinh tế nước ta.

>>>Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014

Hoàng Hà

thunm

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên