MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ chế tài chính mới cho Cục Đăng kiểm Việt Nam

 “Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp có biến động về vốn, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát”.

Đó là một trong những nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2014/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải ban hành hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Trong đó, Thông tư lưu ý, các nguồn thu, chi kinh phí hành chính sự nghiệp mà Ngân sách nhà nước giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam được quản lý, hạch toán, quyết toán riêng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, không áp dụng theo quy định của Thông tư này.

Về bảo toàn vốn, Thông tư nêu rõ, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Định kỳ 6 tháng, hàng năm Cục Đăng kiểm Việt Nam phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo quy định. Trường hợp có biến động về vốn, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Căn cứ vào chỉ tiêu lãi, lỗ của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo báo cáo tài chính quý, năm để đánh giá mức độ bảo toàn vốn.

Trường hợp Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa bảo toàn được vốn (tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi) thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có báo cáo giải trình nguyên nhân, hướng khắc phục trong thời gian tới gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Cục Đăng kiểm Việt Nam.


Quản lý nợ phải thu, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được.

Thông tư cũng quy định rõ, nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 6 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Cục Đăng kiểm Việt Nam đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.

Thông tư cũng quy định cụ thể về doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động và phân phối lợi nhuận của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Về công khai báo cáo tài chính, Thông tư yêu cầu, căn cứ vào Báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị trực thuộc thực hiện thông báo công khai báo cáo theo chế độ quy định tại Thông tư số 171/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16-6-2014 và áp dụng từ năm tài chính 2014, thay thế Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGTVT-BTC ngày 30-12-2011 của Liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Theo Minh Anh

cucpth

Báo hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên