MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Du lịch, logistics là ngành hàng xuất khẩu tiềm năng

Kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng do Bộ Công Thương vừa công bố cho thấy, logistics và du lịch là 2 ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng do bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn kỹ thuật cao cấp Dự án Đánh giá tiềm năng xuất khẩu Việt Nam (thuộc chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”) trình bày tại hội thảo quốc gia xây dựng kế hoạch xuất khẩu vùng cho thấy, 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có ngành hàng được ưu tiên phát triển xuất khẩu.

Theo đó, miền Bắc có 7 ngành hàng là chè xanh, quả vải, dệt may, giày dép, mây tre lá, logistics, du lịch. Miền Trung có 9 ngành hàng gồm dịch vụ, cà phê, hồ tiêu, điều, mật ong, cá ngừ, xuất khẩu tại chỗ, mây tre lá, dịch vụ logistics. Miền Nam có 7 ngành hàng là gạo thơm, trái cây tươi, cá tra, may mặc, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ logistics và du lịch.

Một điểm đáng chú ý, trong số các ngành hàng được ưu tiên phát triển xuất khẩu cả 3 miền, logistics và du lịch được cho là 2 ngành hàng xuất khẩu có tiềm năng ở cả 3 miền.

Bà Hằng phân tích, logistics có tiềm năng phát triển lớn bởi là nước xuất khẩu lớn nhưng logistics phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Vì thế, phát triển logistics không chỉ mang lại ý nghĩa cho riêng ngành này mà còn hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu khác.

Với ngành du lịch – ngành công nghiệp không khói đang phát triển dưới tiềm năng do sản phẩm du lịch chưa đa dạng, tiếp thị còn yếu, mối liên kết trong ngành chưa tốt… Hiện, Việt Nam đứng vị trí 80/140 về chỉ số cạnh tranh ngành du lịch trên thế giới, thứ 16/25 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trước đó, trong buổi công bố báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu quốc gia của Bộ Công Thương, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, tiềm năng du lịch Việt Nam không còn là du lịch truyền thống mà là du lịch thế hệ mới. “Trước đây, dịch vụ du lịch truyền thống gồm 3 chữ “S”: Shopping (mua sắm), sex (tình cảm), sun (tắm biển), nhưng bây giờ đã đến lúc phải thay đổi.

“Việt Nam cần tập trung phát triển các hình thức dịch vụ du lịch mới mẻ, đang được ưa chuộng như: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh…”, ông Thành nói.

Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt du khách quốc tế trong 9 tháng

Theo Phan Thu

huongtt

Báo hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên