MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiểm toán thuế vẫn còn nhiều bất cập

Theo Hội tư vấn Thuế Việt Nam, hiện thuế và phí chiếm tỷ trong trên 95% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước và đang không ngừng tăng.

Nhiều vướng mắc, bất cập trong việc kiểm toán thuế đối với doanh nghiệp đã được đưa ra tại “Hội thảo kiểm toán thuế trong chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán Nhà nước” do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) vừa được tổ chức sáng nay (8/7).

Theo Hội tư vấn Thuế Việt Nam, hiện thuế và phí chiếm tỷ trong trên 95% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước và đang không ngừng tăng. Theo đó tốc độ tăng trưởng thu ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2006-2010 là 16,5% trong đó doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm 22,6%. Điều này chứng tỏ, vị thế của khối doanh nghiệp Nhà nước được thể hiện trên cả hai phương diện: các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế chủ đạo và số thu đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, sau mỗi kỳ thanh tra, kiểm toán tại các doanh nghiệp hầu hết đều cho thấy: do hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đều chưa cao, nên tình trạng nợ đọng, thất thu thuế không còn là hiện tượng cá biệt trong các doanh nghiệp nói chung và nhà nước nói riêng. Ngoài số thuế tính tăng thêm thì số tiền thuế phát hiện tăng thêm qua kiểm toán doanh nghiệp hàng năm cũng không nhỏ.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng đáng nói nhất vẫn là sự chồng chéo trong công tác tiến hành kiểm toán thuế của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Bà Cúc cho rằng: “Nên có những qui chế phối hợp để kết quả của đơn vị được kiểm toán trước có thể sử dụng cho đơn vị kiểm toán sau có cùng một nội dung thanh kiểm toán.

Bởi, tuy doanh nghiệp không “sợ” thanh tra, kiểm tra, nhưng nếu hai cơ quan cùng kiểm toán độc lập nhưng trên một nội dung như thuế, doanh thu, chi phí,…sẽ làm mất thời gian cho doanh nghiệp, và cũng gây ra sự tốn kém tài chính không đáng có”.

Bà Cúc cũng khuyến nghị: “Thay vì sự chồng chéo này chúng ta nên sử dụng số liệu cho nhau, xét về mặt quản lý nhà nước thì cơ quan thuế thay mặt nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra thuế, như vậy những kết quả đã được kiểm toán thì nhà nước có thể sử dụng và đương nhiên cơ quan Thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả điều tra”.

Vướng mắc nằm ở qui định của chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) buộc các công ty sản xuất điện phải tạm nộp 60% trên giá bán điện thương phẩm khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn trong tình trạng “đói vốn. Ông Nguyễn Xuân Nam, phó Ban tài chính EVN bày tỏ: “Lâu nay chúng ta đều ngầm hiểu thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có nghĩa là đầu vào đầu ra đều được khấu trừ gần như không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Nhưng tại EVN việc thu thuế đầu vào rất lớn, hàng năm EVN phải thoái hoàn (số đầu vào cao hơn đầu ra) cỡ 1.800 tỷ đồng”.

Theo ông Nam, tổng đầu tư phát triển điện của Tập đoàn giai đoạn 2010-1015 cần tới 600.000 tỷ đồng nhưng hiện nay mới thu xếp được khoảng 50% tức là 300.000 tỷ. Với việc thiếu vốn nghiêm trọng như vậy mà EVN phải ứng tiền ra trước để nộp thuế sau đó mới thoái hoàn lại trong vòng 3 tháng thì cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp.

Dù đã có cơ chế phối hợp cụ giữa Bộ Tài chính cụ thể là Tổng cục thuế với cơ quan Kiểm toán Nhà nước nhưng ngay bản thân ông Lê Hoàng Quân, phó Tổng kiểm toán Nhà nước cũng phải thừa nhận một điều rằng, công tác quản lý thuế cũng như kiểm toán thuế hiện vẫn chưa có văn bản cụ thể để các cơ quan liên quan phối hợp nhuần nhuyễn.

“Khá nhiều chính sách thuế không còn phù hợp đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, rõ ràng chính sách thuế hiện nay đã không theo kịp sự vận động, phát triển của các hình thức kinh doanh”, ông Quân cho biết.

Hiện Việt Nam đang lưu hành 10 bộ luật về thuế kể cả luật quản lý thuế, trong mỗi bộ luật có nghị định thông tư thậm chí có hàng chục thông tư như luật thuế thu nhập cá nhân.

Điều này, cũng làm hạn chế năng lực của các nhân viên thuế cũng như kiểm toán viên. Nhiều chuyên gia cho rằng: “Để một cán bộ thuế nắm được tất cả các loại thuế là rất khó cho nên khi tiến hành thanh tra thuế nên chăng phân ra chuyên ngành như vậy bộ phận kiểm toán chuyên ngành nào sẽ phải nắm vững đúng chuyên ngành đó”.

Ngoài ra, chính sách thuế rất cần sự thay đổi bổ sung để phù hợp hơn với các đối tượng thuế có như vậy công tác tính toán, quản lý trong ngân sách nhà nước mới được rõ ràng và minh bạch ./.

Theo Thành Tâm

Tổ Quốc

Kiểm toán thuế, vẫn còn nhiều bất cập

Theo Hội tư vấn Thuế Việt Nam, hiện thuế và phí chiếm tỷ trong trên 95% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước và đang không ngừng tăng.

Nhiều vướng mắc, bất cập trong việc kiểm toán thuế đối với doanh nghiệp đã được đưa ra tại “Hội thảo kiểm toán thuế trong chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán Nhà nước” do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) vừa được tổ chức sáng nay (8/7).

Theo Hội tư vấn Thuế Việt Nam, hiện thuế và phí chiếm tỷ trong trên 95% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước và đang không ngừng tăng. Theo đó tốc độ tăng trưởng thu ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2006-2010 là 16,5% trong đó doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm 22,6%. Điều này chứng tỏ, vị thế của khối doanh nghiệp Nhà nước được thể hiện trên cả hai phương diện: các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế chủ đạo và số thu đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, sau mỗi kỳ thanh tra, kiểm toán tại các doanh nghiệp hầu hết đều cho thấy: do hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đều chưa cao, nên tình trạng nợ đọng, thất thu thuế không còn là hiện tượng cá biệt trong các doanh nghiệp nói chung và nhà nước nói riêng. Ngoài số thuế tính tăng thêm thì số tiền thuế phát hiện tăng thêm qua kiểm toán doanh nghiệp hàng năm cũng không nhỏ.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng đáng nói nhất vẫn là sự chồng chéo trong công tác tiến hành kiểm toán thuế của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Bà Cúc cho rằng: “Nên có những qui chế phối hợp để kết quả của đơn vị được kiểm toán trước có thể sử dụng cho đơn vị kiểm toán sau có cùng một nội dung thanh kiểm toán.

Bởi, tuy doanh nghiệp không “sợ” thanh tra, kiểm tra, nhưng nếu hai cơ quan cùng kiểm toán độc lập nhưng trên một nội dung như thuế, doanh thu, chi phí,…sẽ làm mất thời gian cho doanh nghiệp, và cũng gây ra sự tốn kém tài chính không đáng có”.

Bà Cúc cũng khuyến nghị: “Thay vì sự chồng chéo này chúng ta nên sử dụng số liệu cho nhau, xét về mặt quản lý nhà nước thì cơ quan thuế thay mặt nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra thuế, như vậy những kết quả đã được kiểm toán thì nhà nước có thể sử dụng và đương nhiên cơ quan Thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả điều tra”.

Vướng mắc nằm ở qui định của chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) buộc các công ty sản xuất điện phải tạm nộp 60% trên giá bán điện thương phẩm khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn trong tình trạng “đói vốn. Ông Nguyễn Xuân Nam, phó Ban tài chính EVN bày tỏ: “Lâu nay chúng ta đều ngầm hiểu thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có nghĩa là đầu vào đầu ra đều được khấu trừ gần như không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Nhưng tại EVN việc thu thuế đầu vào rất lớn, hàng năm EVN phải thoái hoàn (số đầu vào cao hơn đầu ra) cỡ 1.800 tỷ đồng”.

Theo ông Nam, tổng đầu tư phát triển điện của Tập đoàn giai đoạn 2010-1015 cần tới 600.000 tỷ đồng nhưng hiện nay mới thu xếp được khoảng 50% tức là 300.000 tỷ. Với việc thiếu vốn nghiêm trọng như vậy mà EVN phải ứng tiền ra trước để nộp thuế sau đó mới thoái hoàn lại trong vòng 3 tháng thì cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp.

Dù đã có cơ chế phối hợp cụ giữa Bộ Tài chính cụ thể là Tổng cục thuế với cơ quan Kiểm toán Nhà nước nhưng ngay bản thân ông Lê Hoàng Quân, phó Tổng kiểm toán Nhà nước cũng phải thừa nhận một điều rằng, công tác quản lý thuế cũng như kiểm toán thuế hiện vẫn chưa có văn bản cụ thể để các cơ quan liên quan phối hợp nhuần nhuyễn.

“Khá nhiều chính sách thuế không còn phù hợp đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, rõ ràng chính sách thuế hiện nay đã không theo kịp sự vận động, phát triển của các hình thức kinh doanh”, ông Quân cho biết.

Hiện Việt Nam đang lưu hành 10 bộ luật về thuế kể cả luật quản lý thuế, trong mỗi bộ luật có nghị định thông tư thậm chí có hàng chục thông tư như luật thuế thu nhập cá nhân.

Điều này, cũng làm hạn chế năng lực của các nhân viên thuế cũng như kiểm toán viên. Nhiều chuyên gia cho rằng: “Để một cán bộ thuế nắm được tất cả các loại thuế là rất khó cho nên khi tiến hành thanh tra thuế nên chăng phân ra chuyên ngành như vậy bộ phận kiểm toán chuyên ngành nào sẽ phải nắm vững đúng chuyên ngành đó”.

Ngoài ra, chính sách thuế rất cần sự thay đổi bổ sung để phù hợp hơn với các đối tượng thuế có như vậy công tác tính toán, quản lý trong ngân sách nhà nước mới được rõ ràng và minh bạch ./.

Theo Thành Tâm

Tổ Quốc

duclm

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên