MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nên “mở” cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Luật Đầu tư năm 2005 cơ bản đã hoàn thành tốt vai trò, song trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có những cải cách phù hợp với tình hình mới.

 Do vậy, tại kỳ họp này, Quốc hội (QH) thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Bên lề phiên thảo luận ngày 13/6, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Cao Sỹ Kiêm (ĐBQH Đoàn Thái Bình) đã chia sẻ một số vấn đề trong dự thảo sửa đổi này.

Chính phủ khuyến khích DN trong nước có "đủ lực" vươn ra thị trường nước ngoài. Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã bổ sung nhiều quy định để vừa quản lý chặt hơn, vừa tạo hành lang pháp lý cho DN. Ông có thể cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Việc các DN "nội" đầu tư ra nước ngoài đặt ra vấn đề. Ở nhiều nước, hệ thống luật hoàn thiện và hoàn toàn theo kinh tế thị trường; trong khi ở nước ta mới đang đi theo nền kinh tế thị trường, tư tưởng chỉ đạo về chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư thương mại nhất là chính sách giá đang trong quá trình tiệm cận tới nền kinh tế thị trường. 

Do vậy, đây là vấn đề mà các DN cần phải lưu ý và trang bị cho mình trước khi có quyết định đầu tư ra nước ngoài. Theo tôi, đối với lĩnh vực này, chúng ta đang bị yếu thế vì vốn ít, trình độ quản lý thấp, công nghệ hạn chế nên khi đầu tư ra nước ngoài thường bị yếu thế, nhất là trong trường hợp hệ thống luật lệ của các nước hoàn chỉnh và rất nghiêm. Thực tế DN của chúng ta hiện mới chỉ đầu tư một số lĩnh vực tại một số nước nhỏ, quanh khu vực.

- Trong dự thảo luật sửa đổi, một số vấn đề như cấp giấy chứng nhận đầu tư; thẩm quyền quyết định các dựán đầu tư ra nước ngoài hiện đang có các luồng ý kiến cho rằng cần quản chặt hơn, hoặc cần tạo thông thoáng hơn cho DN. Ý kiến của ông như thế nào?

- Thực tế, các quy định của chúng ta vẫn thoáng, tạo điều kiện để DN vươn ra thị trường mới, nhưng có điều DN chưa đủ lực để phát triển đầu tư mạnh ở nước ngoài mà thôi. Tôi cho rằng, đối với vấn đề này nên quy định thông thoáng để DN "trăm hoa đua nở". Có thể bước đầu sẽ khó khăn nhưng lại rút ra được bài học kinh nghiệm, từ đó DN có thể đứng vững trên những thị trường mới.

Ông suy nghĩ gì khi có quan điểm cho rằng, cần có quy định chặt chẽ nhằm quản lý, kiểm soát dòng vốn tránh gây thất thoát, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay?

- Quan điểm như vậy là không đúng. Muốn DN phát triển được thì phải "mở" cho DN vươn ra thế giới, tất nhiên phải từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, nếu không thì DN sẽ không bao giờ trưởng thành. Đối với DN thì "đồng tiền liền khúc ruột", họ biết cách bảo vệ "túi tiền" của mình. Trong trường hợp thua lỗ, như tôi đã nói ở trên, thì ắt sẽ là bài học kinh nghiệm để tiếp tục kinh doanh, vươn đến thành công.

Ông đánh giá thế nào về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được đưa ra xin ý kiến tại kỳ họp này?

- Trước hết, có điều tôi lo lắng là dự thảo luật có quá nhiều điều, do vậy có thể khiến luật khi ban hành sẽ chậm đi vào cuộc sống… Còn về tổng thể, tôi mong muốn dự thảo luật là văn bản "khung" mang tính dẫn dắt, hỗ trợ các luật khác trong quy định về đầu tư nói chung.

Xin cảm ơn ông!



cucpth

Theo Hà Nội Mới

Trở lên trên