MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành bán lẻ sẽ dẫn dắt thị trường M&A 2015

Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam sẽ là điểm đến của một dòng vốn lớn. Và ngành hàng được quan tâm nhiều nhất vẫn là ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng.

Đầu năm 2015, Power Buy - đơn vị thuộc Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại 49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim với tham vọng mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam.

Không chỉ Thái Lan, ngành bán lẻ tai VN tiếp tục thu hút vốn từ các nhà đầu tư Nhật. Tập đoàn Aeon thể hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam bằng việc mua lại cổ phần của Fivimart và Citimart. Aeon dự kiến mở 200 siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước.

Ông Masataka Yoshida - Giám đốc điều hành Công ty Recof, Nhật Bản phân tích: “Một yếu tố được các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm là sự bùng nổ của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là sự thay đổi trong phong cách sống của người dân nơi đây. Ngày càng nhiều người chuyển từ đi xe máy sang ô tô hay sự xê dịch trong phong cách ẩm thực, số người sẵn sàng bỏ tiền ra ăn ngoài tại những nhà hàng sang trọng tăng lên…”.

Cùng với quá trình thực thi hơn 100 cam kết thương mại quốc tế đặc biệt WTO, việc gia nhập khu vực kinh tế chung ASEAN, thị trường bán lẻ Việt Nam không còn là ngành kinh doanh có điều kiện và dần mở hơn đối với những nhà đầu tư nước ngoài.

Theo dự báo của Economist Intelligence Unit, châu Á sẽ là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn cầu. Vào năm 2016, thị trường này sẽ đạt 11.800 tỷ USD với mức tăng trưởng 6,8%. Điều này cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam rất lạc quan nhưng cũng đầy thách thức khi thị phần đang lần lượt rơi vào các đối thủ châu Á.

 

Theo Thúy Lan

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên