MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sản xuất lúa gạo ĐBSCL: Một năm mất 652 triệu đô la Mỹ

Chuỗi cung ứng lúa gạo ở ĐBSCL đang có hai “nút thắt” gây thất thoát lớn. Đó là khâu sấy khô và tồn trữ.

Sáng 27/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ KH&CN và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp” cho biết, cơ khí nông nghiệp nhiều năm nay mai một nên chuỗi cung ứng lúa gạo ở ĐBSCL đang bị tổn thất rất lớn.

TS Phạm Văn Tấn, Phó GĐ Phân viện Nông nghiệp&Công nghệ sau thu hoạch tại TPHCM, cho biết chuỗi cung ứng lúa gạo ở ĐBSCL đang có hai “nút thắt” gây thất thoát lớn. Đó là khâu sấy khô và tồn trữ. Mỗi năm ĐBSCL sản xuất 23 triệu tấn lúa, nhưng chỉ có 38,7% được sấy khô đạt yêu cầu và hệ thống kho tồn trữ chỉ chứa được khoảng 3,5 triệu tấn, hơn 15% tổng sản lượng.

Về sản lượng, ở khâu sấy khô làm tổn thất 4,2%, tồn trữ làm tổn thất 2,6%; còn về chất lượng, làm ẩm mốc, mối mọt, ố vàng, hư hỏng gây tổn thất lớn cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Tính toán của TS Tấn, chỉ riêng về sản lượng, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL là 13,7%, nếu tính giá lúa 5.000 đ/kg, và chỉ với 20 triệu tấn, một năm mất 13.700 tỷ đồng. Tương đương 652 triệu USD. Còn tổn thất về chất lượng, giá trị hạt gạo thì chưa tính được.

Cũng vì thế, người nông dân trồng lúa mãi nghèo. Cũng theo TS Tấn, nông dân có 2,5 ha ruộng, làm 3 vụ/năm, thu lãi trung bình từ sản xuất lúa một năm 860 USD. Tuy nhiên, diện tích đất lúa bình quân một hộ nông dân ở ĐBSCL chỉ dưới 1 ha nên thu nhập từ sản xuất lúa còn thấp
hơn nữa.

Theo SÁU NGHỆ

thanhhuong

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên