MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Số liệu thống kê “vênh” nhưng có thể chấp nhận được

Đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về tính chính xác của các số liệu về thị trường tài chính, tiền tệ mà Chính phủ cung cấp chưa sát với tình hình thực tế.

Trước ý kiến của các đại biểu Quốc băn khăn với tính chính xác của các số liệu thống kê, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 30/5, với tư cách lãnh đạo Bộ tổng hợp, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, ông tôn trọng ý kiến đó vì được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau.

Trong phiên họp sáng nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về tính chính xác của các số liệu về thị trường tài chính, tiền tệ mà Chính phủ cung cấp chưa sát với tình hình thực tế, độ tin cậy của số liệu nợ xấu hay tồn kho bất động sản rất thấp.

“Có thể khẳng định về cơ bản, các số liệu đánh giá có hệ thống, so sánh có hệ thống, có thể chưa chính xác nhưng độ tin cậy cơ bản có thể chấp nhận được” – Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận: Có thể nói các số liệu độ chính xác chưa cao, nhiều thống kê theo các ngành lên, không phải từ Tổng cục thống kê, độ chính xác thấp, phụ thuộc ý chí chủ quan cơ sở nhận định, đánh giá, kê khai.

“Nói thật có số liệu khép kín, không có căn cứ bình luận xem nó chính xác hay không chính xác. Cơ quan tổng hợp như chúng tôi rất vất vả khi xử lý các số liệu này” – Bộ trưởng Vinh chia sẻ.

Xong ông cũng nói rằng, con số thống kê khẳng định Tổng cục thống kê là cơ quan quan trọng, các chỉ tiêu thống kê đúng theo phương pháp quy định thông lệ quốc tế. hàng năm, các phương pháp này có các tổ chức quốc tế như cơ quan thống kê Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF),  Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sang kiểm tra, đánh giá để so sánh đối chiếu.

Hiện hệ thống chỉ tiêu quốc gia có 350 chỉ tiêu, trong đó 146 chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê điều tra, khảo sát, còn lại do bộ ngành khác (chiếm hơn 60%).

Khánh Linh (lược ghi)

hanhle

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên