MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

World Bank: Năng suất lao động thấp không phải là vấn đề của riêng Việt Nam

Báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, những lỗ hổng trong việc chuyển đổi từ môi trường giáo dục sang lao động có tay nghề là vấn đề chung của các nước Đông Nam Á, chứ không riêng gì Việt Nam.

Trong thời gian qua, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý giáo dục, cũng như đào tạo những sinh viên chất lượng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các nước đều gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc.

Theo World Bank, nhiều hệ thống giáo dục ở các quốc gia vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho thị trường lao động. Hệ thống giáo dục cần phải cải thiện từ cơ sở, không đào tạo tràn lan, mà cần tập trung vào những vấn đề còn hạn chế, yếu kém để tập trung đào tạo. Trình độ học vấn và bằng cấp cao không đồng nghĩa với việc đó là nguồn lao động giỏi, có tay nghề cao. Các quốc gia Đông Nam Á cần quy hoạch lại hệ thống đào tạo, đảm bảo thiết thực và mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Philipines … đều chưa thực hiện tốt vai trò phân bổ và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao, nhu cầu nguồn lao động có tay nghề ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á đều đang gặp phải khó khăn này.  

Các nền kinh tế đứng đầu Đông Nam Á như Indonesia, Philipines, Thái Lan lực lượng lao động trong độ tuổi đã hoàn thành chương trình phổ thông (từ cấp II trở lên) đạt 100% trong suốt một thập kỷ qua. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có tay nghề và đáp ứng được yêu cầu thị trường của nhóm này gần như không tăng hoặc tăng nhẹ.

Ngược lại, ở nhóm nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, tỷ lệ lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đang tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, đây cũng là hai quốc gia đang thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tỷ lệ lao động có kỹ năng tại Việt Nam và Trung Quốc (Nguồn: World Bank)

Báo cáo cũng cho biết, tại các nước có mức thu nhập trung bình, trình độ học vấn của lớp người nghèo đã có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể như tại Indonesia, hơn 90% học sinh trong tổng số 40% dân nghèo nhất nước này đã hoàn thành chương trình lớp 6 và gần 80% hoàn thành chương trình lớp 7. Tại Việt Nam, quá trình phổ cập giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng hơn, tuy nhiên việc phổ cập chỉ tính đến năm cuối bậc tiểu học. Ở các nước có thu nhập thấp, tốc độ phổ cập giáo dục diễn ra chậm hơn, đặc biệt là với nhóm dân số nghèo.

Tại Lào và Campuchia, gần như toàn bộ học sinh thuộc tầng lớp giàu đều đã hoàn thành chương trình lớp 5. Đồng thời, khoảng 67% dân số nghèo đã hoàn thành chương trình lớp 5; gần 40% dân số nghèo hoàn thành chương trình lớp 6 và khoảng 33% dân số nghèo đã hoàn thành chương trình lớp 9.

Lý giải điều này, World Bank cho rằng chi phí giáo dục cao là nguyên nhân dẫn đến tốc độ phổ cập hóa còn chậm ở một số quốc gia. Theo thống kê của World Bank năm 2012, tại Indonesia, chi phí giáo dục của các trường "xịn" cao gấp 5 lần các trường bình thường. 

Đồng thời, theo một kết quả khảo sát khác, các vấn đề như khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, chi phí cơ hội giữa việc đi học và đi làm chênh lệch quá lớn, hệ thống giáo dục chưa hiệu quả và chưa đảm bảo được đầu ra cho học sinh, sinh viên ... cũng đóng góp vào tốc độ phổ cập giáo dục chậm ở các quốc gia Đông Nam Á này.

Tin kinh tế ngày 6/10: Việt Nam sẽ hưởng lợi khi kinh tế toàn cầu hồi phục



Nguyệt Quế

huongtt

World Bank

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên