MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ để phát triển kinh tế địa phương?

Theo dự báo, tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách, gấp đôi số lượng dự kiến cho cả năm 2022 là 70-80 triệu lượt hành khách.

Đó là nhận định của các chuyên gia hàng không và kinh tế tại buổi đàm “Sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh” do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (11/10) tại Hà Nội. Hơn 60 khách mời đến từ các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và hiệp hội quốc tế về hàng không tham dự và có những chia sẻ thẳng thắn về phát triển hàng không Việt Nam. Đặc biệt là đề xuất mở thêm nhiều sân bay ở các địa phương.

Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ để phát triển kinh tế địa phương? - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi tọa đàm: Sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh.

Các chuyên ga nhận định, đầu tư xây dựng cảng hàng không sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, như phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới cảng hàng không hồi tháng 9 vừa qua.

Về tiềm năng phát triển, theo đánh giá của IATA, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới sau đại dịch, và tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách và đóng góp 23 tỷ USD vào GDP.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nhu cầu giao thương và đi lại tăng rất mạnh sau đại dịch Covid-19. Điều đó cho thấy, nhu cầu phải nâng cấp các sân bay hiện hữu và đầu tư các sân bay mới đang trở thành vấn đề cấp bách.

Tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách, gấp đôi số lượng dự kiến cho cả năm 2022 là 70-80 triệu lượt hành khách.

Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ để phát triển kinh tế địa phương? - Ảnh 2.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu tư, phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Đặc biệt, theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách, gấp đôi số lượng dự kiến cho cả năm 2022 là 70-80 triệu lượt hành khách.

Trong khi đó, hiện Việt Nam có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó nhiều cảng hàng không đã phải khai thác vượt công suất công bố như tại các nhà ga hành khách nội địa sân bay Côn Đảo, Cát Bi, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh...

Trên cơ sở đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh sân bay lớn như Long Thành đang được khẩn trương thi công, Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ. Các sân bay này ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển hành khách và hàng hóa, còn là “bộ đệm” dự phòng cho các sân bay lớn, có ý nghĩa giúp thúc đẩy kinh tế địa phương, phục vụ an ninh quốc phòng cũng như thực hiện các chức năng khác nhằm hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, phòng chống cháy rừng…

Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ để phát triển kinh tế địa phương? - Ảnh 3.

Theo ông Mick Werson, Chuyên gia Kinh tế trưởng NACO-một công ty thuộc Tập đoàn Royal Haskoning DHV chuyên về thiết kế, xây dựng sân bay của Hà Lan nhìn nhận, Việt Nam cần tính tới việc quy hoạch hệ thống sân bay theo 3 lớp.

Theo ông Mick Werson, Chuyên gia Kinh tế trưởng NACO-một công ty thuộc Tập đoàn Royal Haskoning DHV chuyên về thiết kế, xây dựng sân bay của Hà Lan nhìn nhận, Việt Nam cần tính tới việc quy hoạch hệ thống sân bay theo 3 lớp. Lớp trên cùng là các sân bay trung tâm lớn với lưu lượng hàng năm hơn 20 triệu lượt hành khách, xử lý phần lớn nhu cầu giao thông. Tầng thấp nhất là các sân bay địa phương hoặc cấp ba với ít hơn 1 triệu hành khách hàng năm. Và lớp ở giữa, còn được gọi là lớp cầu nối, giữ vai trò kết nối các sân bay trung tâm và sân bay địa phương.

“Những sân bay này không chỉ có chức năng như một 'trung chuyển' trực tiếp cho các sân bay lớn trong mạng lưới tối ưu hóa vận tải mà còn là sân bay dự phòng chiến lược trong trường hợp các sân bay lớn bị quá tải. Nói cách khác, các sân bay trung tâm lớn không thể duy trì mạng lưới giá trị và lưu lượng giao thông vượt trội của chúng nếu không có các sân bay nhỏ”, ông Mick Werson nói.

Theo TS. Trần Đình Thiên-nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, những thành công ban đầu tại Dự án Xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) do Tập đoàn Sungroup đầu tư như một minh chứng cho hướng đi mới, thu hút đầu tư mang tính đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, trong phát triển hạ tầng hàng không nói riêng.

Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ để phát triển kinh tế địa phương? - Ảnh 4.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) như một minh chứng cho hướng đi mới, thu hút đầu tư mang tính đột phá trong phát triển hạ tầng hàng không.


“Từ trước đến nay, chúng ta luôn mặc định đầu tư hạ tầng hàng không luôn là lĩnh vực đặc thù, yêu cầu khắt khe về năng lực tài chính, kinh nghiệm, nhạy cảm về an ninh quốc phòng nên chỉ dành cho các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, sân bay Vân Đồn được triển khai nhanh, hiện đại và được vận hành đúng theo tiêu chuẩn quốc tế đã phá vỡ định kiến đó”, TS. Trần Đình Thiên cho biết.

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, đề xuất xây dựng sân bay của các địa phương là hoàn toàn chính đáng. Lợi ích của sân bay không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế khai thác sân bay, mà còn mang tới lợi ích gián tiếp về việc phát triển kinh tế xã hội.

“Khi quyết định đánh giá một dự án phát triển sân bay tại địa phương, chúng ta cần nhìn tổng thế theo hướng này. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần tính toán kỹ càng bài toán phát triển sân bay để có mô hình khai thác càng rõ ràng và chi tiết càng tốt, bởi nó sẽ giảm tối đa những sai sót”, ông Hiếu nêu quan điểm./.

Theo Phi Long

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên