MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam 'soán ngôi' Bangladesh: Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi, Chủ tịch nước khẳng định không để đứt gãy chuỗi cung ứng ngành!

Việt Nam 'soán ngôi' Bangladesh: Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi, Chủ tịch nước khẳng định không để đứt gãy chuỗi cung ứng ngành!

Tại buổi gặp mặt các điển hình tiên tiến của ngành dệt may ngày 3/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, không được để đứt gãy chuỗi cung ứng, khi Việt Nam đang là mắt xích quan trọng trên toàn thế giới.

Theo báo cáo thống kê thương mại thế giới 2021 do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới, với thị phần 6,4%. Bên cạnh đó, trong năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Việt Nam đạt 29 tỷ USD.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Bangladesh. Hiện, Bangladesh đang xếp thứ 4 trong các thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, với giá trị xuất khẩu đạt 28 tỷ USD năm 2020.

Việt Nam soán ngôi Bangladesh: Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi, Chủ tịch nước khẳng định không để đứt gãy chuỗi cung ứng ngành! - Ảnh 1.

Tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam và Bangladesh trong giai đoạn 2010-2020 lần lượt là 11% và 7%. Trong năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt đơn hàng từ phương Tây phải huỷ hoặc hoãn, giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 7%, của Bangladesh giảm 15%.

7 tháng đầu năm 2021, toàn ngành xuất khẩu đạt gần 23 tỷ USD so với mục tiêu khoảng 39 tỷ USD của năm nay. Nếu kiểm soát được dịch bệnh, năm nay toàn ngành có thể xuất khẩu được 40 tỷ USD.

Riêng Tập đoàn dệt may Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng mạnh tới 217%, cao gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái và cao nhất trong 25 năm qua, tương đương 620 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của lao động là 8,4 triệu đồng.

Việt Nam soán ngôi Bangladesh: Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi, Chủ tịch nước khẳng định không để đứt gãy chuỗi cung ứng ngành! - Ảnh 2.

Song, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 hiện đang ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, kết quả của ngành dệt may tháng 7 là như thế, nhưng sang tháng 8 với những khó khăn đang diễn ra vô cùng phức tạp, ngành dệt may rất khó có thể duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, tại buổi gặp mặt các điển hình tiên tiến trong thực hiện mục tiêu kép của ngành dệt may Việt Nam mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, đây là ngành không được để đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khi Việt Nam đang là mắt xích quan trọng của ngành dệt may thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ khó khăn cho lao động ngành dệt may. Ngành dệt may sẵn sàng đồng hành cùng Nhà nước. "Nhà nước hỗ trợ lao động 1 đồng, thì doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ thêm cho lao động 1 đồng".

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên