MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muôn vàn kiểu "chặt chém" đầu năm mới

08-02-2019 - 17:23 PM | Thị trường

Nắm bắt được nhu cầu của người dân tăng cao, nhiều loại dịch vụ cũng tranh thủ tăng giá, "chặt chém" gấp 3-4 lần so với ngày thường.

Trông giữ xe "ăn nên làm ra"

Muôn vàn kiểu chặt chém đầu năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nắm bắt tâm lý chung của nhiều người dân khi đi du xuân, lễ chùa, mua bán không muốn mặc cả, để tránh cãi cọ, đen đủi trong năm mới nên nhiều điểm gửi xe đưa ra đủ “mánh khóe” tăng giá. Cùng với đó, nhiều bãi gửi xe tự phát mọc lên ở nhiều nơi và thỏa sức "chặt chém" khách hàng. Ngày thường, giá gửi xe máy theo quy định là 3.000-5.000 đồng/xe, nay được nâng lên từ 15.000 – 20.000 đồng/xe.

Trên khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, giá trông giữ xe cũng được "hét" cao hơn ngày thường. Bãi trông xe ở cuối đường Đinh Tiên Hoàng ngày thường có giá là 5.000 đồng nay lên 15.000 đồng. Tại một bãi gửi xe khác nằm trên phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm), chỉ với những tấm vé tự chế cắt từ bìa cốt-tông ghi số thứ tự và số điện thoại, chủ bãi xe thu mỗi khách hàng 20.000 đồng/xe máy. Giá trông giữ xe ô tô cũng cao gấp đôi giá quy định với mức từ 50.000-80.000 đồng/xe.

Nhiều người dân cho hay, dù biết bị chặt chém nhưng họ phải chấp nhận gửi vì không biết để xe đâu khi muốn mua sắm, đi chơi.

Bún, miến "chém đẹp"

Muôn vàn kiểu chặt chém đầu năm - Ảnh 2.

Trở thành thông lệ, đến Tết Nguyên đán, các mặt hàng phục vụ lại "thi nhau" tăng giá, đặc biệt là những quán ăn, gánh hàng rong phục vụ ăn vặt.

Tại Hà Nội, một số cửa hàng bún, miến, phở đã bán hàng. Tuy nhiên, hầu hết đều mở cửa đến khoảng 10-11 giờ sáng, sau đó lại đóng cả ngày. Giá bán trong những ngày Tết thường tăng gấp 1,5- 2 lần, song khách ra vào các cửa hàng khá tấp nập.

Thông thường, một bát bún riêu được bán ra trong ngày thường từ 30.000 đồng thì đến Tết giá lên tới 60.000 đồng/bát, 1 đĩa quẩy 10 cái được tính 50.000 đồng. Một bán bún sườn thường chỉ có giá 30-40 ngàn nhưng ngày Tết đã lên tới 80.000 đồng.

Theo chủ cửa hàng bán bún riêu, ốc trên đường Cát Linh, nguyên liệu chính đều được của hàng chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, các loại rau ăn kèm như tía tô, xà lách…đều phải mua sớm tại chợ để đảm bảo rau tươi ngon cho thực khách. Trong những ngày này, nguồn cung tại các chợ còn ít nên giá cả nguyên liệu tăng cao hơn ngày thường, giá các loại rau có thể tăng gấp rưỡi.

Cà phê, trà sữa đua nhau “hét giá”

Muôn vàn kiểu chặt chém đầu năm - Ảnh 3.

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhiều quán cà phê, trà sữa đã đưa ra thông báo chính thức về lịch nghỉ và giá bán (xuất hiện phụ thu hay không) trong những ngày tết. Tuy nhiên, không phải quán cà phê, trà sữa nào cũng minh bạch trong chuyện giá cả ngày tết. Nhiều khách hàng cho biết, đến lúc thanh toán tiền rồi mới giật mình vì quán có thêm phí phụ thu nhưng trước đó nhân viên không hề dặn trước, hay tại quán không dán thông báo này.

Chị Hương (Thái Hà, Đống Đa) chia sẻ, sau khi ghé qua một vài quán cà phê hay đến chị và nhóm bạn quyết định tới một quán cà phê nằm trên đường Láng. Lúc vào, nhân viên của quán có đưa menu, cả nhóm gọi đồ uống như bình thường. Tới lúc thanh toán và xem hóa đơn, mọi người đã rất bất ngờ khi phải trả thêm 20% phí phụ thu trên tổng hóa đơn.

"Mức giá đồ uống và đồ ăn vặt tại quán không quá đắt do đó, mức giá phụ phí không đáng kể. Thế nhưng, khi phục vụ nhân viên không thông báo trước về điều này dẫn đến lúc ra về và thanh toán, ai cũng cảm thấy như... bị lừa".

Ngọc Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên